Theo đó, Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa năm 2013.
Các công ty phụ thuộc của Công ty mẹ gồm: Đoàn bay 919; Đoàn tiếp viên; Trung tâm khai thác Nội Bài; Trung tâm khai thác Tân Sơn Nhất; Công ty bay dịch vụ HK (VASCO); Các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; Trung tâm huấn luyện bay; Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo nghề hàng không; Tạp chí Heritage.
Vốn điều lệ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam do Bộ GTVT quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính.
Theo Đề án, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là: vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm bưu kiện, thư; hoạt động hàng không chung, bay phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không; cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài; xuất nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, trang thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, ngành nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính là các lĩnh vực về vận tải đa phương thức; cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ tại nhà ga hành khách, sân đỗ; dịch vụ giao nhận hàng hóa; sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu thực phẩm phục vụ trên tàu bay; cung ứng xuất nhập khẩu xăng dầu; dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất tàu bay, công ty vận tải du lịch trong và ngoài nước…
Thủ tướng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng không Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đội máy bay của Tổng công ty đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại công văn số 1567/TTG-CN ngày 22 tháng 9 năm 2008; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2015 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; xây dựng phương án áp dụng hình thức bán và cho thuê lại tàu bay, trình Thủ tướng xem xét, quyết định; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ.
Thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện việc thoái toàn bộ vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp khác trong giai đoạn 2012-2015 (Ngân hàng Techcombank, công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần Chứng khoán Hòa Bình, công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không, công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không, công ty cổ phần Đầu tư hàng không, công ty cổ phần Giao nhận kho vận hàng không, công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn, công ty cổ phần Khách sạn hàng không, cổ phiếu France Telecom). Đồng thời nghiên cứu xây dựng lộ trình và phương án thoái vốn đối với từng doanh nghiệp (Hãng hàng không Cambodia Angkor Air, công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng, công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và Dịch vụ hàng không, công ty cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động hàng không, công ty cổ phần In hàng không, công ty cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam, công ty Bảo hiểm hàng không Việt Nam, công ty cổ phần công trình hàng không, công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không, công ty phân phối toàn cầu ABACUS Việt Nam).
Một công việc nữa mà Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định là: xây dựng Đề án chuyển Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi Công ty liên doanh kết thúc hoạt động để thực hiện cổ phần hóa Công ty này, Tổng công ty nắm giữ vốn trên 50% vốn điều lệ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật. Tập trung tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, xây dựng, triển khai thực hiện các quy chế, quy định giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược và kế hoạch , nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con theo quy định; Xây dựng Đề án góp vốn thành lập doanh nghiệp , trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi thành lập các doanh nghiệp: công ty Khai thác buồng lái, công ty Cung ứng và sửa chữa vật tư phụ tùng tàu bay; công ty Cung cấp dịch vụ sửa chữa động cơ phụ tùng tàu bay, công ty Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, nội thất tàu bay, công ty Call centre.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; chủ trì , phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt quá thẩm quyền./.
Ngày 16/11/2024, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã phối hợp tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hàng hóa – Cảng HKQT Cát Bi. Phó Cục trưởng Cục HKVN Phạm Văn Hảo tham dự Lễ khởi công.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.