Cơ quan quản lý chống độc quyền ở Mỹ và Anh có thể công bố quyết định liên quan đến thương vụ hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc Korean Air mua lại đối thủ nhỏ hơn là Asiana Airlines vào tháng 11 tới.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin cho biết, hiện tại, các cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Nhật Bản đang xem xét thỏa thuận Korean Air mua lại Asiana. Thương vụ này đã nhận được sự chấp thuận từ 09 quốc gia khác, bao gồm cả Hàn Quốc.
Korean Air đang đàm phán với các hãng hàng không nước ngoài và các hãng hàng không giá rẻ trong nước để tìm các hãng hàng không thay thế những đường bay mà Asiana điều hành.Các cơ quan quản lý nước ngoài đã yêu cầu Korean Air đưa ra biện pháp để giảm bớt lo ngại về vấn đề độc quyền sau khi mua lại Asiana. Thỏa thuận, trị giá khoảng 1.800 tỷ won (1,25 tỷ USD), được ký kết vào tháng 11/2020.
Ủy ban Công bằng Thương mại, cơ quan giám sát chống độc quyền của Hàn Quốc, đã phê duyệt thương vụ vào tháng Hai năm nay nhưng đi kèm một số điều kiện để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường không bị hạn chế đáng kể.
Trong khi đó, tiến trình xem xét thương vụ này tại EU và Nhật Bản vẫn diễn ra tương đối chậm chạp. Giới chức Nhật Bản vẫn đang xem xét sơ bộ thương vụ kể từ khi Korean Air đệ trình tài liệu yêu cầu phê duyệt vào tháng 8/2021.
Các nhà quan sát trong ngành cho biết việc Korean Air có thể hoàn tất thương vụ hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của EU, vì các cơ quan quản lý của châu Âu đã xem xét nghiêm ngặt các thương vụ mua lại của các công ty từ các quốc gia không thuộc châu Âu.
Vào tháng 1/2022, cơ quan quản lý của EU đã phủ quyết đề xuất của Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai mua lại đối thủ nhỏ hơn là Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, viện dẫn lo ngại rằng thỏa thuận này có thể tạo ra thế độc quyền trên thị trường vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.