Sáng ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn, bàn về việc thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết lĩnh vực giao thông luôn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, xóa bỏ khoảng cách địa lý, mở ra thị trường và không gian phát triển kinh tế mới cho đất nước.
Đây cũng là công cụ tạo động lực tăng trưởng, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp dịch vụ, du lịch phát triển…
Với những nỗ lực của ngành, năm 2024, ngành xây dựng, vận tải và kho bãi ghi nhận đóng góp 12,5% GDP cả nước; trong đó ngành xây dựng là 6,6%, ngành vận tải là 5,9%; đóng góp 1,13 điểm % vào mức tăng trưởng 7,09% GDP cả nước.
Khẳng định năm 2025 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng về phát triển kinh tế, Bộ Xây dựng đã đề ra các giải pháp để đạt được những mục tiêu được giao.
Trước hết, về hoạt động xây dựng các công trình giao thông, để đạt được tăng trưởng GDP 8% cả nước, GDP của ngành xây dựng phải đạt được 8,95%, trong đó đóng góp khoảng 0,59 điểm % vào mức tăng trưởng 8% GDP của nền kinh tế cả nước.
Theo thống kê những năm qua, GDP lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông chiếm khoảng 10-15% GDP của ngành Xây dựng.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP của lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông ở mức 18% so với năm 2024, tương đương khoảng 110.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các tuyến đường mới trong năm 2025, dự kiến giải ngân đạt khoảng 128.000 tỷ đồng; bảo đảm đóng góp vào tăng trưởng của cả nước từ 0,6 điểm % trong tổng số 8% GDP của cả nước.
Về hoạt động vận tải, đặc biệt là lĩnh vực hàng hải, để đạt được tăng trưởng GDP của cả nước là 8% thì giá trị GDP vận tải, kho bãi phải đạt được tối thiểu 13,5% so với năm 2024 và đóng góp 0,8 điểm % vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Nêu 5 giải pháp cụ thể, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết:
Thứ nhất, về thể chế, Luật Đường sắt sắp tới sẽ được xem xét thông qua. "Chúng tôi tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa về môi trường để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực; tháo gỡ các nút thắt, vướng mắc của nhiều dự án để giải phóng nguồn lực", Bộ trưởng cho biết.
Thứ hai, về giải ngân vốn, mục tiêu là giải ngân 100%. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư, gắn rõ trách nhiệm với người đứng đầu.
Thứ ba, triển khai các dự án đầu tư làm sao để hoàn thành các mục tiêu như trên 3.000 km đường bộ cao tốc, 1.000km đường biển, hoàn thành cơ bản Cảng hàng không quốc tế Long Thành;đưa vào khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài…
Thứ tư, về hoạt động vận tải, tập trung vào lĩnh vực hàng hải, đường thủy, đường bộ, đường không, đẩy mạnh đường sắt.
Thứ năm, đồng hành cùng các doanh nghiệp để xác định các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp từ đó hỗ trợ tháo gỡ./.
(baogiaothong.vn)
Từ ngày 19-20 tháng 2 năm 2025, tại Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) phối hợp với Hiệp hội dẫn đường vô tuyến Nhật Bản (JRANSA) tổ chức Hội thảo Đào tạo GNSS ASEAN GIPTA 2.0
Đó là một trong những nội dung vừa được Cục Hàng không Việt Nam ban hành Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giao thông vận tải vừa hành Quyết định sửa đổi thông tin diện tích quy hoạch hệ thống đài dẫn đường DVOR/DME của Cảng hàng không Cà Mau.