Giá
vé máy bay đang tăng với tốc độ cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ lạm phát, khi các
hãng hàng không đang hưởng lợi từ nhu cầu đi lại tăng cao bất chấp những “cơn
gió ngược” của nền kinh tế chung.
Theo
phân tích của tờ Financial Times dựa trên số liệu mới nhất từ công ty theo
dõi ngành hàng không Cirium, giá vé trung bình trên hơn 600 đường bay bận rộn
nhất thế giới đã tăng với tốc độ hàng năm là 27,4% trong tháng 2/2023, đánh dấu
tháng tăng trưởng hai con số thứ 15 liên tiếp.
Ngược
lại, lạm phát của Mỹ - một chỉ dấu đại diện cho tình hình lạm phát ở các nền
kinh tế phát triển - tăng chưa đến một nửa so với mức trên trong cùng kỳ báo
cáo.
Financial
Times đã phân tích giá trên các tuyến bay phổ biến trên khắp thế giới và sử dụng
giá vé trung bình một chiều hạng phổ thông (economy), không bao gồm thuế và
phí. Tờ báo nhận thấy giá trên nhiều đường bay tăng đáng kể trong năm nay so với
mức trước đại dịch.
Ví dụ,
giá vé trung bình trên chuyến bay xuyên Đại Tây Dương hạng phổ thông một chiều
từ sân bay London Heathrow (nước Anh) đến sân bay JFK của New York (Mỹ) ở mức
343 USD vào tháng Hai năm nay. Mức này cao hơn 23% so với vé cùng tháng hồi
năm 2019.
Tương
tự, giá vé cho chuyến bay giữa New York và Singapore cũng tăng 45% lên 887
USD, trong khi vé từ Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất) đến
Frankfurt (Đức) tăng 51% lên 360 USD.
Số
liệu cũng cho thấy 60 đường bay trong tổng số hơn 300 đường bay có ít nhất một
chặng ở Bắc Mỹ đã ghi nhận mức giá vé cao kỷ lục mới trong 12 tháng qua, bao
gồm bảy đường bay thiết lập mức cao mới vào tháng Hai.
Theo
giới quan sát, các hãng hàng không đang tận hưởng sự phục hồi mạnh mẽ sau đại
dịch COVID-19 khi hành khách có nhu cầu bay lớn và sẵn sàng chi trả cho giá vé
cao.
American
Airlines (Mỹ) đã công bố doanh thu quý đầu tiên kỷ lục trong báo cáo gần đây
nhất, trong khi Lufthansa (Đức) dự kiến lợi nhuận vào mùa Xuân năm nay (số
liệu đã qua điều chỉnh) sẽ vượt mức ghi nhận trong năm 2019. Chủ sở hữu
British Airways, IAG và Air France đều dự
đoán một mùa Hè bội thu trong tuần này.
Giới
phân tích nhận định giá vé tăng một phần do các hãng hàng không đang chuyển
chi phí cao cho khách hàng, bao gồm giá nhiên liệu, nhân công và đồng USD mạnh
lên (đối với các hãng hàng không ngoài nước Mỹ). Bên cạnh đó, việc nhiều hãng
cũng chậm phục hồi lịch bay về tương tự mức trước đại dịch - một phần do tình
trạng thiếu máy bay trên toàn cầu - cũng góp phần đẩy giá đi lên.
Ngoài ra, số lượng ghế ngồi bán ra tương đối hạn chế vào thời điểm nhu cầu cao đã giúp hỗ trợ giá, đồng thời ngăn tình trạng dư thừa công suất xảy ra và đẩy giá vé xuống. Ông Oliver Ranson, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Airline Revenue Economics, cho biết, các hãng hàng không thường dự báo nhu cầu với “độ chính xác đáng kinh ngạc”: họ thường biết trước tới một năm những chuyến bay nào sẽ kín chỗ, từ đó có thể tính giá vé cao ngay từ khi mở bán vé cho những chuyến đó.
Tuy
nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm phức tạp mô hình này vì nhu cầu của hành khách
vẫn dễ biến động. Điều đó có nghĩa là các hãng hàng không sẽ chọn quay trở
lại mô hình thô sơ hơn là tăng giá theo doanh số bán hàng và tính giá cao hơn
cho những người đặt vé vào phút cuối./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.