Hàng không thế giới mùa Covid-19 đang đứng trước nghịch lý: Lĩnh vực chở khách ảm đạm, còn thị trường vận tải hàng hóa lại cực kỳ sôi động và giá cước tăng do nhu cầu lớn. Theo dự báo, nhu cầu còn tăng đột biến trong mùa Giáng sinh tới, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Dự báo nhu cầu sẽ tăng 50%
Hiện tại, thời lượng các chuyến bay chuyên chở hàng hoá tăng lên nhiều so với bình thường, bù đắp phần nào thực trạng ế ẩm của lĩnh vực vận tải hành khách, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Công ty giao hàng DHL Express thuộc Tập đoàn Deutsche Post AG từng dự đoán, lượng hàng hoá vận tải và mua sắm trực tuyến sẽ tăng chưa từng có và đạt đỉnh điểm tại mùa Giáng sinh tới. Do đó, số lượng hàng hoá cần vận chuyển qua đường hàng không sẽ tăng lên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khu vực chứng kiến nhu cầu cao đột biến là Thái Bình Dương và hầu hết các hãng hàng không châu Á đều hưởng lợi. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á nóng hơn bao giờ hết, thậm chí được dự đoán sẽ sôi sục trong tháng 12 tới vì nhiều lý do.
Chẳng hạn, một số công ty đang bổ sung thêm hàng hoá vào kho, tăng dự trữ hàng hoá bán lẻ dịp lễ, Tết; tốc độ phát triển thương mại điện tử tăng chóng mặt...
Cùng thời điểm, nhiều công ty công nghệ bắt đầu giao các sản phẩm mới như iWatch và iPad. Apple lùi thời hạn ra mắt iPhone 12 khoảng 1 tháng so với lịch trình và trùng vào khung thời gian thị trường công nghệ sôi động đầu tháng 12. Chính điều này đã đặt áp lực cực lớn lên năng lực vận tải của các hãng hàng không trong tháng tới.
Giữa bối cảnh đó, các công ty vận tải hàng không sẽ ưu tiên những mặt hàng điện tử, thời trang, có giá trị cao thay vì các mặt hàng thông thường.
Nhiều hãng bổ sung thêm máy bay chở hàng
Tưởng chừng, nhu cầu cao là quá tuyệt trong bối cảnh ngành hàng không gặp rất nhiều khó khăn hiện nay. Tuy vậy, theo các chuyên gia trong ngành, năng lực và nhu cầu vận tải giữa hai lĩnh vực chở khách, chở hàng của các hãng hàng không lại không tương xứng.
Theo ông Macro Bloemen, cố vấn về hàng hoá tại Công ty Accenture’s Seabury Consulting, khoảng cách này đang ở mức 20%. Thậm chí, một số hãng đang phải bay những chuyến hàng không hề có khách mà chỉ có hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Cả hai thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc đều có chung đặc điểm đó là nhu cầu cực cao. Tuy nhiên, việc nhiều máy bay thân rộng đang phải tạm ngừng hoạt động do dịch bệnh cũng đã khiến năng lực vận tải hàng hóa giảm đáng kể.
Tháng trước, hãng hàng không Cathay Pacific Airways (Hong Kong) cho biết, họ đang vận hành ở mức đỉnh điểm theo mùa, đồng thời dùng thêm một số máy bay chuyên chở khách vào mục đích vận tải hàng hoá để kịp thời đáp ứng nhu cầu.
Hay như hãng hàng không China Airlines (Đài Loan,Trung Quốc), hãng này vận dụng máy bay chở hàng nhiều nhất có thể, nhận thêm một số máy bay chở hàng mới, chuyển đổi máy bay thuê và chuyên chở khách sang mục đích chở hàng để bắt kịp nhu cầu khi các hãng điện tử ồ ạt ra mắt mẫu mới, kéo theo việc mua sắm “điên cuồng” của nhiều người.
Còn Công ty DSV Panalpina, có trụ sở ở Đan Mạch cho biết, họ sẽ bổ sung máy bay Boeing 747 vào tuyến Thượng Hải - Luxembourg cùng một dịch vụ mới hàng tuần giữa Hong Kong và Luxembourg với năng lực tới 400 tấn hàng hoá.
Nhu cầu tăng cao đã dẫn đến việc giá cước hàng không tăng cao, đạt đỉnh vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua do nhu cầu về khẩu trang và các đồ bảo hộ khác tăng cao chưa từng có. Một số công ty vận chuyển của Đức như DB Schenker và Dacher đã đặt mua thêm khá nhiều máy bay chở hàng Boeing 747 để chuyên chở hàng cho khu vực Trung Quốc và Hong Kong.
Các chuyên gia dự tính, khoảng cách giữa nhu cầu và năng lực vận tải hàng không sẽ kéo theo một làn sóng tăng giá cước vận tải mới. Mặc dù Trung Quốc đã cảnh báo các hãng hàng không hạn chế tăng giá nhưng các hãng vận tải trên tuyến xuyên Thái Bình Dương vẫn đang phải trả hơn 4.000USD cho một container FEU (tương đương chiều dài 12m, rộng 2,4m và cao 2,5m) sang bờ Tây nước Mỹ và 5.200USD/container tới Bờ Đông nước Mỹ. Các hãng yêu cầu đối tác cần đặt trước 21 ngày để kịp thời chuẩn bị phương tiện./.
(baogiaothong.vn)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.