Nhà chức trách, công ty bảo hiểm và các chuyên gia đang cảnh báo các hãng hãng hàng không cần hết sức lưu ý đến khía cạnh an toàn, khi đưa các máy bay hoạt động trở lại sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, do chúng tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến việc phi công thiếu thực hành, sai sót trong bảo trì, côn trùng làm tổ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị cảm biến then chốt.
Các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19 đã khiến số máy bay phải tạm ngừng hoạt động có lúc chiếm tới 2/3 số máy bay đang vận hành trên toàn cầu.
Điều này đã làm gia tăng số vấn đề máy bay gặp phải khi hoạt động trở lại. Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) đã cảnh báo một “xu hướng đáng báo động,” theo đó đã có nhiều báo cáo về vận tốc và độ cao không tin cậy đo được trong lần bay đầu tiên sau khi các máy bay vận hành trở lại.
Trong một số trường hợp, máy bay đã phải hủy cất cánh và quay lại bãi đỗ.
Theo báo cáo, có nhiều trường hợp liên quan đến các tổ côn trùng chưa được phát hiện bên trong các thiết bị cảm biến áp suất cung cấp dữ liệu cho máy tính điều khiển.
Tháng Sáu vừa qua, một máy bay của hãng hàng không Wizz Air Holdings PLC đã buộc phải ngừng cất cánh sau khi đồng hồ báo vận tốc máy bay bằng 0.
Qua kiểm tra máy bay, các nhân viên đã phát hiện ra một ổ ấu trùng trong ống pitot đo áp suất, sau khi chiếc máy bay này đã nằm ở bãi đỗ 12 tuần.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay của hãng Birgenair (Cộng hòa Dominicana) vào năm 1996, khiến 189 người thiệt mạng.
Bên cạnh đó, EASA cũng nêu một số vấn đề thường gặp với các máy bay ngừng hoạt động trong thời gian dài là động cơ ngừng hoạt động trong khi bay, hệ thống nhiên liệu nhiễm bẩn, áp suất phanh đỗ giảm và ắc quy cấp cứu hết điện. Cuối cùng là vấn đề thuộc về các phi công.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), số trường hợp tiếp cận sân bay không ổn định hoặc xử lý kém đã tăng mạnh trong năm nay.
Đây là những sai sót có thể dẫn đến tình trạng máy bay hạ cánh nguy hiểm, chạy quá đường băng, thậm chí là va chạm.
Theo hãng chế tạo máy bay Airbus SE, đa số các vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng có liên quan đến việc tiếp cận sân bay, trong khi phần lớn các tai nạn không nghiêm trọng xảy ra trong quá trình máy bay hạ cánh.
Trước tình hình này, các hãng hàng không đã phải xây dựng các chương trình huấn luyện tùy theo thời gian nghỉ làm của các phi công, từ việc ôn lại lý thuyết đến các bài thực hành bay giả định./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.