Đây là nỗ lực mới nhất của nhà sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đến tham vọng "không phát thải" khi các chính phủ châu Âu đang thúc đẩy công nghệ sạch hơn trong kế hoạch phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Airbus đã tự đặt ra thời hạn cuối cùng là năm 2035 để đưa một máy bay thương mại không có khí thải carbon vào phục vụ kinh doanh, một nhà sản xuất động cơ ở Safran được ra mắt, đã mô tả là đầy đủ tham vọng của Airbus.
Sáng kiến "ZEROe" bao gồm các khái niệm về 2 loại máy bay có hình dáng thông thường gồm: Máy bay trang bị động cơ phản lực turbo có thể chở từ 120-200 người trên quãng đường 3,704 km và máy bay chỉ được trang bị động cơ cánh quạt, có thể chở tới 100 người trong phạm vi 1,852 km.
Không giống như các máy bay bình thường, động cơ dự kiến của Airbus sẽ được điều chỉnh để đốt cháy hydro lỏng được lưu trữ trong bình nhiên liệu ẩn trong thân sau.
Đề xuất thứ ba của Airbus kết hợp thiết kế "thân cánh pha trộn" mang tính cách mạng tương tự như đề xuất được công vố vào tháng 2/2020.
Đồng thời, Airbus cũng đang làm việc trên một phiên bản máy bay trình diễn, với kết quả ban đầu dự kiến sẽ công bố vào năm 2021.
Giám đốc công nghệ Grazia Vittadini của Airbus cho biết: “Mẫu máy bay trình diễn sẽ cho phép chúng tôi đánh giá kiến trúc hứa hẹn nhất. Hiện tại, chúng tôi thấy nó có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm của Airbus."
Bà Grazia nói rằng, để đạt được mục tiêu vào năm 2035, Airbus sẽ cần lựa chọn các công nghệ vào năm 2025. Các giám đốc điều hành khác trong ngành cho biết để đạt được đột phá mang tính “phá vỡ hoàn toàn” về lĩnh vực động cơ như vậy có thể khiến Airbus mất thời gian đến năm 2040.
Những thách thức bao gồm cách thức để lưu trữ an toàn hydro lỏng dễ bay hơi trong quá trình bay ở nhiệt độ rất lạnh. Tuy nhiên, Airbus bác bỏ lo ngại rằng hydro sẽ không an toàn và đã kêu gọi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng mới.
Trong khi hydro đã được thảo luận từ những năm 1970, nó vẫn quá đắt để sử dụng rộng rãi. Những người ủng hộ cho rằng đầu tư cơ sở hạ tầng và nhu cầu tăng cao sẽ làm giảm chi phí.
Hầu hết hydro được sử dụng ngày nay được chiết xuất từ khí đốt tự nhiên, vẫn cơ bản tạo ra khí thải carbon.
Tuy nhiên, Airbus cho biết hydro sử dụng cho ngành hàng không sẽ được sản xuất từ năng lượng tái tạo và chiết xuất từ nước bằng phương pháp điện phân. Đó là một quá trình không có carbon nếu được cung cấp bởi điện tái tạo, nhưng giá thành của nó hiện đang đắt hơn./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.