Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và có khả năng mạnh thêm.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, từ sáng đến trưa mai (30/8) đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Đến 10 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Hoạt động bay tại các sân bay Đồng Hới, Vinh và trên các đường hàng không Phân khu 2, 3 FIR Hà Nội đặc biệt là các đường hàng không trục Bắc-Nam, Đông-Tây và ngược lại có thể bị ảnh hưởng do thời tiết xấu liên quan đến hoạt động của bão và hoàn lưu bão số 4.
Ảnh đường đi và vị trí cơn bão số 4 (Nguồn: TTDBKTTVTW)
Trước tình hình này, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức họp trực tuyến với các cảng hàng không, các hãng hàng không trong khu vực dự kiến ảnh hưởng của bão và thống nhất công tác ứng phó bão nhằm bảo đảm an toàn bay.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Namthông báo dừng tiếp thu tàu bay đến sân bay Đồng Hới và Vinh trong khoảng thời gian từ 00h00 ngày 30/8/2019 đến 12h00 ngày 30/8/2019 (giờ địa phương). Các Cảng hàng không Thọ Xuân, Phú Bài lưu ý theo dõi diễn biến thời tiết và ứng phó các tình huống ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Giám đốc các cảng hàng khôngtrong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ/bão phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không liên quan cập nhật nắm bắt thông tin liên tục, đánh giá dự kiến ảnh hưởng của ATNĐ/bão để chủ động hành động ứng phó kịp thời, bảo đảm an toàn cho hoạt động bay và các hoạt động tại Cảng hàng không.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên tục nắm bắt thông tin, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có biện pháp ứng phó điều hành hoạt động bay đi, đến các sân bay và trên đường bay trong khu vực bị ảnh hưởng; phát NOTAM về việc dừng tiếp thu và hoạt động trở lại đầy đủ theo quy định, bảo đảm hoạt động bay an toàn.
Các hãng hàng không chủ động đánh giá tình hình, điều chỉnh kế hoạch bay và thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, Trung tâm Quản lý luồng không lưu (Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam), các cảng hàng không liên quan và hành khách.
Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung triển khai các nội dung ứng phó tới các cảng hàng không nêu trên; kiểm tra công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục sau bão, đồng thời báo cáo Cục trưởng tình hình thực hiện./.
Ngày 05/11/2024, Cảng hàng không Thọ Xuân đã tổ chức diễn tập khẩn nguy cấp cơ sở năm 2024, với gần 100 cá nhân và gần 10 phương tiện tham gia diễn tập được huy động từ các đơn vị trực thuộc Cảng hàng không Thọ Xuân và các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không.
Ngày 08/11/2024, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã tổ chức diễn tập tình huống khẩn nguy tàu bay bị sự cố/tai nạn khu vực có địa hình phức tạp trong phạm vi vùng trách nhiệm.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Diễn tập vận hành cơ chế Tìm kiếm cứu nạn hàng không năm 2024 (SAREX 2024) vào ngày 31/10. Phó Cục trưởng Đỗ Hồng Cẩm tham dự buổi Diễn tập.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.