Quy chế gồm 10 Điều và 13 Phụ lục nhằm hướng dẫn thực hiện công tác báo cáo tai nạn, sự cố hàng không, báo cáo giảng bình và thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa; báo cáo tổng hợp định kỳ về công tác bảo đảm an toàn hàng không. Có 20 danh mục các sự cố nghiêm trọng và 162 danh mục các sự cố mà các tổ chức, cá nhân có liên quan phải báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam. Các tai nạn, sự cố phải báo cáo được phân theo các mức A, B, C, D và E tùy theo tính chất và mức độ cụ thể của vụ việc.
Người khai thác tàu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay, tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và tổ chức bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm xây dựng quy trình nội bộ tiếp nhận, xử lý thông tin, chỉ định, phân công trách nhiệm thực hiện thông báo và lập báo cáo về tai nạn, sự cố hàng không; phổ biến các quy định của Quy chế đến các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc quyền quản lý.
Các cơ quan thuộc Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Quy chế; tổng hợp, tổ chức phân tích và đánh giá các báo cáo sự cố tai nạn, sự cố hàng không thuộc chức năng của mình; lập tài liệu tham khảo về tan nạn, sự cố hàng không; tham mưu, đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam tiến hành điều tra đối với các sự cố tai nạn hàng không trong trường hợp cần thiết; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung nội dung của Quy chế cho phù hợp với quy định của pháp luật, của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) và yêu cầu thực tế.
Chi tiết nội dung văn bản được đăng tải tại mục “hệ thống văn bản” và “văn bản chỉ đạo, điều hành”./.