Theo đó, Pháp lệnh này quy định việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
Việc hợp nhất văn bản là đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh này. Chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất đồng thời phải tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản. Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tổ chức thực hiện việc thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội và được đăng trên trang thông tin điện tử chính thức Quốc hội.
Người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội. Các văn bản này được đăng trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo. Các văn bản này được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản…
Các cơ quan nhà nước thực hiện việc hợp nhất văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc hợp nhất văn bản, bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện việc hợp nhất văn bản, bảo đảm tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất và xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2012. Trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực, các văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực phải được hợp nhất và đăng trên Công báo và trang thông tin điện tử của cơ quan.
Riêng Chương VIII của Quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ngày 03/7/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực ./.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung các Thông tư (Thông tư số 01/2011; Thông tư 09/2023) về Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Thông tư hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định nguồn kinh phí thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, kinh phí từ dự toán ngân sách chi thường xuyên.