Cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đoàn, bà Đại sứ Ann Mawe chia sẻ, Thụy Điển là một trong các đối tác cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu trong phát triển bền vững ngành hàng không, nhất là về bảo vệ môi trường. “Trong 28 sân bay quốc tế được đánh giá sân bay thân thiện với môi trường, thì có 10 sân bay do các hãng Thụy Điển cung cấp các giải pháp quản lý, điều hành thân thiện với môi trường”, bà Đại sứ nói và cho biết, Thụy Điển sẵn sàng tăng cường hợp tác, chia sẻ trong lĩnh vực này với Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiều chương trình bảo vệ môi trường.
Liên quan đến vấn đề thân thiện môi trường trong lĩnh vực hàng không, bà Đại sứ Ann Mawe cho biết, tại cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Löfven tại Thụy Điển vào ngày 27/5/2019, Thủ tướng Thụy Điển đã trao Ý định thư đề xuất Thụy Điển sẽ cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 1 tỷ USD cho mục đích hàng không. Đến nay, Cơ quan Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển và Tập đoàn Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển đề xuất tăng hạn mức tín dụng này lên 2 tỷ USD cho các dự án nâng cấp, mở rộng quản lý không lưu và dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
“Chúng tôi xin trao tới Bộ GTVT Việt Nam Ý định thư về đề xuất này, với đề nghị 30% trong khoản tín dụng này chi cho việc sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ liên quan của Thụy Điển”, Đại sứ Ann Mawe nói và bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa giữa hai nước trong lĩnh vực hàng không nói riêng, GTVT nói chung.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cảm ơn nhã ý của Thụy Điển về đề xuất dành khoản tín dụng này cho Việt Nam để nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không. Bộ GTVT Việt nam sẽ tiếp nhận Ý định thư và nghiên cứu kĩ lưỡng để tham mưu cho Chính phủ về khoản tín dụng.
“Chúng tôi luôn ủng hộ các doanh nghiệp hàng không Việt Nam tiếp cận và sử dụng khoản tín dụng này cũng như sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ của Thụy Điển”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định và cũng cho biết, hiện Việt Nam rất quan tâm phát triển lĩnh vực hàng không. Ngoài sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp, xây dựng nhiều sân bay khác như nâng cấp sân bay Nội Bài từ công suất 30 triệu hành khách/năm hiện nay lên 100 triệu hành khách/năm, ngoài ra còn có xây dựng, nâng cấp các sân bay quốc tế Lào Cai, Vân Đồn, Phú Quốc, Chu Lai... “Vì vậy, sẽ cần nhiều thiết bị, giải pháp, dịch vụ trong quản lý, điều hành tại sân bay, mở rộng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Thụy Điển”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói và mong muốn, hai bên tích cực trao đổi thông tin để có thể có được các dự án, chương trình hợp tác cụ thể./.
(Nguồn:mt.gov.vn)
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.