Hiện nay, xuất hiện một số website không phải kênh bán vé chính thức của Vietnam Airlines, nhưng được thiết kế gần giống website chính thức của hãng. Cụ thể, các website này được đặt tên địa chỉ gần giống, chỉ khác một số chữ cái như www.vietnamairslines.com; www.vietnamaairlines.com... Giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.
Một website không phải kênh bán vé chính thức của Vietnam Airlines, nhưng được thiết kế gần giống website chính thức của hãng và giả mạo bán vé máy bay của Vietnam Airlines.
So với website chính thức www.vietnamairlines.com của Vietnam Airlines, tên miền của website này có thêm chữ “s”, được chèn vào giữa từ “Airlines” khiến khách hàng khó phân biệt. Hơn nữa, website này còn có giao diện, màu sắc và các thao tác đặt vé tương tự với website chính thức Vietnam Airlines.
Khẳng định những tên miền website trên đều không phải những trang web hoạt động do Vietnam Airlines quản lý, hành khách có thể bị kẻ xấu lợi dụng lấy cắp thông tin cá nhân hoặc vô tình tiếp tay cho hành vi lừa đảo những người dùng khác trên không gian mạng.
Không chỉ vậy, các trang web này còn được tính toán để có thể hiển thị ngay ở trang nhất bộ máy tìm kiếm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa về mua vé máy bay Vietnam Airlines.
Theo đó, các hãng bay này đề nghị hành khách nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định...
Đối với khách mua vé trên website, cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của Vietnam Airlines là www.vietnamairlines.com. Hành khách cũng có thể mua vé qua ứng dụng di động Vietnam Airlines bằng việc tải ứng dụng này về thiết bị di động cá nhân thông qua App Store (với người dùng hệ điều hành iOS) hoặc Google Play (với người dùng hệ điều hành Android).
Vietnam Airlines khuyến nghị hành khách nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định...
Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines; bản quyền thiết kế giao diện website; công bố thông tin; đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines
Trong đó, Thanh tra Sở khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm tra, xác minh tên, địa chỉ của chủ sở hữu để giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu các doanh nghiệp có hành vi sử dụng nhãn hiệu của Vietnam Airlines trên nội dung các website loại bỏ dấu hiệu vi phạm.
Khuyến cáo hành khách rất chú ý cảnh giác để tự bảo vệ quyền lợi của mình và có thể liên hệ trực tiếp nhân viên Vietnam Airlines tại Tổng đài 19001100 hoặc trang facebook: www.facebook.com/VietnamAirlines nếu cần được giải đáp, hỗ trợ trực tiếp liên quan đến đặt chỗ, mua vé./.
AirlineRatings.com, trang web đánh giá an toàn và chất lượng sản phẩm hàng không hàng đầu thế giới, vừa công bố bảng xếp hạng thường niên Top 25 Hãng hàng không truyền thống An toàn nhất và Top 25 Hãng hàng không giá rẻ an toàn nhất năm 2025, trong đó có Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Từ ngày 13/1 đến 12/2, Vietnam Airlines dự kiến khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm, cung ứng gần 300.000 ghế trong giai đoạn cao điểm Tết.
Vietnam Airlines xếp thứ 22/25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.