Ngày 27/3, tại Paris (Pháp), Hãng hàng không Vietjet và tập đoàn Safran - CFM ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho các tàu bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD. Lễ ký diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao hai nước.
Theo đó, Safran - CFM hợp tác với Vietjet trong việc cung cấp 321 động cơ, phục vụ cho 148 tàu bay của hãng; cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng động cơ, công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật hàng không, các chương trình nghiên cứu ứng dụng tiết kiệm nhiên liệu, quản lý kỹ thuật và xây dựng cơ sở bảo dưỡng.
Ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet cho biết: “Thoả thuận này ghi nhận quan hệ hợp tác chiến lược giữa Vietjet và Safran - CFM. Chúng tôi tin tưởng, với những ưu thế về kỹ thuật, những động cơ mới này sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác của đội bay Vietjet, giúp hãng hiện thực hoá chiến lược kinh doanh hướng ra toàn cầu, phục vụ tốt hơn và đa dạng các nhu cầu của hành khách. Chúng tôi kỳ vọng hoạt động này góp phần thúc đẩy phát triển kim ngạch thương mại và đầu tư, tạo việc làm nhiều hơn nữa cho người dân cả hai nước”.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Vietjet và ông Philippe Couteaux,
Phó Chủ tịch cao cấp Safran Aircraft Engines và CFM trao chứng nhận MoU
dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao hai nước
Ông Philippe Couteaux, Phó Chủ tịch cao cấp Safran Aircraft Engines và CFM nói: “Chúng tôi rất tự hào là đối tác của Vietjet trong chiến lược phát triển dài hạn của hãng. Bản ghi nhớ lần này ghi nhận bước phát triển mới mối quan hệ đối tác giữa Vietjet và Safran Aircraft Engines và CFM dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho Vietjet”.
Cũng trong dịp này, Vietjet đã ký kết hợp đồng với công ty GECAS France thuê, mua 6 tàu bay A321neo trị giá 800 triệu USD.
Safran là tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, hoạt động trong lĩnh vực động cơ và thiết bị tàu bay, hàng không vũ trụ và quốc phòng. Hiện nay, Safran có khoảng gần 58.000 nhân viên trên toàn thế giới. Trong năm 2017, doanh thu của tập đoàn này đạt 16,5 tỷ euro. Safran niêm yết trên sàn chứng khoảng Euronext Paris, thuộc nhóm CAC40 và Euro Stoxx 50.
Safran Aircraft Engines thiết kế, sản xuất, kinh doanh hoặc thông qua các đối tác các loại động cơ cho tàu bay dân sự và quân sự theo tiêu chuẩn thế giới, tin cậy và thân thiện với môi trường. Thông qua CFM International - liên doanh 50/50 giữa Safran Aircraft Engines và GE, Safran Aircraft Engines là nhà cung cấp các động cơ cho dòng tàu bay tầm bay ngắn và trung hàng đầu thế giới.
GECAS là công ty tài chính hàng không hàng đầu thế giới, trực thuộc tập đoàn GE. Với hơn 45 năm kinh nghiệm hoạt động, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính như thuê khai thác, mua, thuê lại, tài trợ các khoản nợ có đảm bảo, thị trường vốn, thuê động cơ, quản trị các bộ phận thân tàu bay và các dịch vụ tư vấn hàng không. Hiện GECAS đang quản lý hơn 1.950 tàu bay cung cấp dịch vụ cho khoảng 270 khách hàng từ 75 quốc gia trên toàn thế giới.
(Nguồn: báo giao thông)
Thông tin từ Vietjet Air cho biết, Hãng mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt – Đà Nẵng từ ngày 07/11 và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 08/11.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng vừa phối hợp với Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân tổ chức Đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố an toàn bức xạ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài từ ngày 30/11/2024 đến ngày 02/11/2024.
Ngày 05/11/2024 tại Tp Hồ Chí Minh, sự kiện Trinity Forum – diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới chính thức diễn ra tại trung tâm hội nghị GEM Center, Tp. Hồ Chí Minh.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.