Tới tham dự Lễ ký có Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måve, các đại diện của Đại sứ quán, Thương vụ Thụy Điển và SWEDFUND. Về phía VATM, Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Hoàng Minh, Q.Tổng Giám đốc Nguyễn Công Long cùng đại diện lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan liên quan tham dự lễ ký.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Hoàng Minh chia sẻ: “VATM đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực điều hành bay, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thông quan việc đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Trong quá trình này, VATM luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác trên toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Thụy Điển. Điều này không chỉ giúp VATM nhận được sự hỗ trợ về khía cạnh tài chính mà còn giúp VATM có thêm cơ hội tiếp cận, học hỏi và nâng cao khả năng áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới.”
Việc triển khai SWIM là một nội dung quan trọng trong Kế hoạch không vận toàn cầu (GANP) của ICAO. SWIM cho phép các hãng hàng không, cảng hàng không, các kiểm soát viên không lưu và các bên liên quan khác có được sự nhận biết tốt hơn về tình huống, hợp tác tốt hơn và đưa ra các quyết định sáng suốt, qua đó tăng độ an toàn và hiệu quả trong khai thác. Người được lợi cuối cùng chính là hành khách đi lại bằng đường hàng không.
Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả khai thác cũng góp phần vào sự phát triển xanh và bền vững của ngành hàng không. Mặc dù vậy, việc triển khai SWIM trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện vẫn chưa có một lộ trình thực hiện thống nhất. Các quốc gia tham gia vào các thử nghiệm, công tác triển khai SWIM theo các hướng tiếp cận khác nhau, điều này tạo ra một thách thức không nhỏ trong việc lập kế hoạch và triển khai SWIM tại Việt Nam.
Bên cạnh SWIM, VATM cũng mong muốn được tiếp cận với những kiến thức và kinh nghiệm đối với các công nghệ mới, hiện đại như Đài kiểm soát không lưu số và từ xa, một sáng kiến trong quá trình số hóa ATM.
Mặc dù tại Việt Nam, qui định của Luật hàng không dân dụng vẫn chưa cho phép sử dụng Đài kiểm soát không lưu số như một giải pháp điều hành bay chính, nhưng với xu hướng số hóa mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực nhờ có sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ hiện đại, việc áp dụng rộng rãi Đài kiểm soát không lưu số ở phạm vi toàn cầu, khu vực và áp dụng tại Việt Nam nói riêng có thể sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Với những thực tế nói trên, việc thực hiện một Nghiên cứu khả thi về SWIM và số hóa ATM sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp VATM xây dựng các phương thức trao đổi thông tin hài hòa phục vụ triển khai SWIM và nâng cao hiểu biết về khái niệm Đài kiểm soát không lưu kỹ thuật số từ xa, qua đó giúp VATM xác định một chiến lược tổ chức các dịch vụ một cách hiệu quả.
Việc hợp tác với Thụy Điển trong lĩnh vực này còn mang đến nhiều ý nghĩa hơn khi đây là quốc gia phát triển đi đầu trong việc áp dụng và triển khai SWIM và Đài Kiểm soát không lưu số và từ xa.
Với sự hỗ trợ của Thương vụ Thụy Điển, thời gian qua, VATM và SWEDFUND đã phối hợp tích cực để xúc tiến cho dự án Nghiên cứu khả thi về SWIM và số hóa ATM dưới hình thức một dự án nhận tài trợ của SWEDFUND.
Biên bản ghi nhớ được ký kết nhằm giúp hai bên thiết lập một khung chính thức để có thể phối hợp giải quyết các vấn đề về thủ tục pháp lý; đồng thời xác định những nguyên tắc, nội dung phối hợp và trách nhiệm của các bên nhằm đảm bảo ký kết thành công Thỏa thuận tài trợ.
Chia sẻ tại buổi lễ, bà Ann Måve, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết “Việc ký kết MOU giữa VATM và SWEDFUND thể hiện cam kết của Thụy Điển trong việc góp phần đẩy mạnh lĩnh vực quản lý không lưu của Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác ý nghĩa trong những năm tới, góp phần phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Điển, đặc biệt khi Thụy Điển và Việt Nam có lịch sử hợp tác lâu dài và sẽ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2024”.
Sau Lễ ký kết MOU, VATM và SWEDFUND sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các công việc tiếp theo nhằm tiến tới việc ký kết Thỏa thuận tài trợ./.
(vatm.vn)
Thông tin từ Vietjet Air cho biết, Hãng mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt – Đà Nẵng từ ngày 07/11 và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 08/11.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng vừa phối hợp với Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân tổ chức Đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố an toàn bức xạ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài từ ngày 30/11/2024 đến ngày 02/11/2024.
Ngày 05/11/2024 tại Tp Hồ Chí Minh, sự kiện Trinity Forum – diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới chính thức diễn ra tại trung tâm hội nghị GEM Center, Tp. Hồ Chí Minh.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.