Trong
09 tháng đầu năm 2023, sản lượng điều hành bay của Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam đạt 564.908 lần chuyến, tăng 143.9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tàu
bay đi/đến đạt 358.591 lần chuyến tăng 123.9%; quá cảnh đạt 206.317 lần chuyến,
tăng 200,3% so với cùng kỳ năm 2022. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng
không quốc tế (IATA) cũng như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), mật độ
hoạt động bay trên thế giới nói chung, và trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) nói
riêng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Việt Nam cũng là quốc
gia không nằm ngoài xu thế này.
Với
sự gia tăng lưu lượng hoạt động bay cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp, việc
tổ chức lại vùng trời khu vực ACC Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
để tối ưu hóa năng lực vùng trời, tăng khả năng tiếp thu tàu bay, giảm tải khối
lượng công việc cho KSVKL, đảm bảo hoạt động bay được an toàn, điều hòa, hiệu
quả.
Để
thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ điều hành bay tại Trung
tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM), nâng cao năng lực thông qua vùng
trời cũng như các sân bay trong khu vực trách nhiệm, Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu Đề án “Điều chỉnh ranh giới trách nhiệm phân khu
3, 4 và thiết lập phân khu 7 tại ACC HCM”.
Trải
qua nhiều giai đoạn từ thống kê, phân tích tính chất hoạt động bay; khối lượng
công việc của từng KSVKL tại từng vị trí điều hành, vị trí hiệp đồng; nghiên cứu
cấu trúc đường bay, vùng trời; đánh giá khả năng đáp ứng của trang thiết bị kỹ
thuật hiện tại; công tác tổ chức huấn luyện cho các nhân viên không lưu, kỹ thuật;
rà soát, bổ sung các tài liệu hướng dẫn khai thác, giấy phép theo quy định…, từ
08h00 ngày 02/11/2023, căn cứ theo Quyết định số 1931/QĐ-CHK ngày 12/9/2023 của
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Phân khu 7 (Phân khu mới) tại ACC Hồ Chí
Minh chính thức được đưa vào khai thác.
Đúng
08h00 (0100UTC) sáng ngày 02/11/2023, tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí
Minh (ACC HCM), Quyền Tổng Giám đốc Nguyễn Công Long đã tham gia chỉ đạo trực
tiếp công tác chuyển đổi, đưa Phân khu 7 vào khai thác theo đúng kế hoạch.
Phân
khu 7 sau khi đưa vào hoạt động sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc cho
KSVKL, giảm tình trạng nghẽn sóng liên lạc giữa KSVKL và tổ lái, nâng cao an
toàn trong công tác hiệp đồng điều hành bay. Phân khu 7 đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc điều tiết luồng tàu bay đi/đến các sân bay Tân Sơn Nhất,
Phú Quốc, Rạch Giá, Cần Thơ, Côn Đảo, Cà Mau, giúp nâng cao năng lực tiếp thu của
các sân bay này.
Trong
quá trình triển khai xây dựng Đề án, Cục trưởng Cục HKVN đã ghi nhận sự cố gắng
và các công việc mà Tổng công ty đang tiến hành. Đến thời điểm hiện tại, Quyền
Tổng Giám đốc Nguyễn Công Long cũng đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan chuyên
môn, các đơn vị đã góp phần tích cực vào thành quả này./.
(vatm.vn)
Thông tin từ Vietjet Air cho biết, Hãng mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt – Đà Nẵng từ ngày 07/11 và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 08/11.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng vừa phối hợp với Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân tổ chức Đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố an toàn bức xạ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài từ ngày 30/11/2024 đến ngày 02/11/2024.
Ngày 05/11/2024 tại Tp Hồ Chí Minh, sự kiện Trinity Forum – diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới chính thức diễn ra tại trung tâm hội nghị GEM Center, Tp. Hồ Chí Minh.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.