Tổng thu điều hành bay đạt hơn 60 nghìn tỷ đồng, nộp NSNN đạt trên 31 nghìn tỷ đồng... Đặc biệt, năm 2021 trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của ngành hàng không do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid 19 nhưng các kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty vẫn vượt so với kế hoạch đề ra.
Năng suất, chất lượng và hiệu quả được đặt lên hàng đầu
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VATM Phạm Việt Dũng, tháng 12/1994, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) chính thức giao cho Việt Nam và VATM trực tiếp điều hành phần phía Nam Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh). Ngày 8/12/1994 đã trở thành mốc son trong lịch sử phát triển của ngành hàng không dân dụng nói chung và ngành quản lý bay nói riêng trên các phương diện chính trị, kinh tế, kỹ thuật, quốc phòng an ninh. Sự kiện đó đã mở ra cánh cửa hội nhập quốc tế về quản lý không lưu, cung cấp kịp thời, đầy đủ các dịch vụ điều hành bay, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động bay đi, đến và bay quá cảnh trong vùng trời trách nhiệm được giao.
Kể từ khi tiếp nhận FIR Hồ Chí Minh đến nay, VATM đã đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay trong vùng trời thuộc trách nhiệm. Với quy mô cung cấp dịch vụ trên diện tích rộng trên 1,2 triệu km2, phạm vi hoạt động trải rộng tại 28 tỉnh, thành phố của cả nước, trực tiếp cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trên 35 đường bay trong nước và 36 đường bay quốc tế, trong đó có 2 đường bay nằm trong số 10 đường bay có mật độ bay cao nhất thế giới, giữ vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực biển Đông.
Bước sang năm thứ 30, kể từ khi thành lập, VATM đã bảo đảm điều hành bay an toàn cho gần 10,5 triệu chuyến bay trong vùng trời trách nhiệm. VATM luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành hàng không dân dụng về năng suất, chất lượng và hiệu quả: Tổng thu điều hành bay đạt hơn 60 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước (NSNN) đạt trên 31 nghìn tỷ đồng.
Riêng năm 2021, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid-19 nhưng các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh đều vượt so với kế hoạch. Trong đó, sản lượng điều hành bay vẫn đạt hơn 293 nghìn lần chuyến, tăng 7,5% so với kế hoạch năm 2021, đảm bảo điều hành an toàn 100% các chuyến bay trong vùng trách nhiệm được giao. Nhờ đó, tổng doanh thu đạt 1.564 tỷ đồng, tăng 8,27% so với kế hoạch năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 62,177 tỷ đồng, đạt 349,4% kế hoạch năm 2021, nộp NSNN đạt 754 tỷ đồng, đạt 106,9% so với kế hoạch năm 2021, thu nhập bình quân người lao động đạt 14,84 triệu đồng/người/tháng.
VATM luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại tại các cơ sở điều hành bay của tổng công ty tại 2 Trung tâm Kiểm soát đường dài, 4 Trung tâm Kiểm soát tiếp cận, 22 đài kiểm soát tại sân luôn hoạt động ổn định với quy mô và công năng hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Các hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường, giám sát được đầu tư mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổng công ty đã triển khai đồng bộ, hàng loạt các giải pháp như tổ chức phân chia lại vùng trời, mở thêm đường bay thẳng, đường bay song song trục Bắc – Nam; áp dụng các phương thức điều hành bay mới dựa trên công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng lực điều hành bay, tăng khả năng thông qua vùng trời, đặc biệt góp phần giảm tình trạng ách tắc tại các sân bay lớn có mật độ bay cao.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và khởi công một số dự án trọng điểm
Cũng theo Chủ tịch HĐTV Phạm Việt Dũng, năm 2022, dự báo trước những diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19, ngành hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề và chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn. Đây là năm thứ hai tổng công ty thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 5 năm (2021-2025) trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm về sản lượng điều hành bay so với năm 2020; kéo theo đó là sự sụt giảm về doanh thu từ việc cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Trong bối cảnh đó, tổng công ty xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là tiếp tục đảm bảo an toàn, điều hòa, hiệu quả cho 100% chuyến bay trong vùng trách nhiệm, tiếp tục phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan liên quan đảm bảo điều hành bay an toàn tuyệt đối cho các hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm; hoàn thành các nhiệm vụ nhằm nâng cao công tác đảm bảo hoạt động bay theo đúng lộ trình đã đề ra. Đặc biệt, tổng công ty tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và khởi công một số dự án trọng điểm của tổng công ty, trong đó chú trọng các dự án: dự án thành phần 2 “Các công trình phục vụ quản lý bay” Cảng HKQT Long Thành - Giai đoạn 1; Trung tâm Kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh; các trạm radar sơ cấp, thứ cấp Nội Bài, Cam Ranh; nâng cấp, thay thế các thiết bị của AACC/HCM; các dự án tại Cảng hàng không Điện Biên…/.
AirlineRatings.com, trang web đánh giá an toàn và chất lượng sản phẩm hàng không hàng đầu thế giới, vừa công bố bảng xếp hạng thường niên Top 25 Hãng hàng không truyền thống An toàn nhất và Top 25 Hãng hàng không giá rẻ an toàn nhất năm 2025, trong đó có Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Từ ngày 13/1 đến 12/2, Vietnam Airlines dự kiến khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm, cung ứng gần 300.000 ghế trong giai đoạn cao điểm Tết.
Vietnam Airlines xếp thứ 22/25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT.