Chuyến bay mang số hiệu HVN186/A321 cất cánh an toàn từ sân bay Đà Nẵng lúc 07h13 đi sân bay Nội Bài là chuyến bay đầu tiên áp dụng theo phương thức mới.
Đồng chí Đào Xuân Tú- Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Trung, cùng các đồng chí lãnh đạo Phòng An toàn – Chất lượng và An ninh, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận-Tại sân Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ đạo thành công thời khắc chuyển đổi.
Phương thức RNAV1 đã được đưa vào áp dụng tại sân bay Đà Nẵng từ năm 2016. Tuy nhiên, các phương thức bay hiện đang công bố có một số điểm chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đối với phương thức bay Hàng không dân dụng như chưa kết nối đường hàng không về cả phương ngang và phương đứng; nhiều phương thức bay sử dụng dẫn đường truyền thống có đoạn bay không có track guidance (DR) vượt quá độ dài tối đa theo tiêu chuẩn thiết kế và sử dụng tuyến DR cho phương thức đến là không phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO; Phương thức tiếp cận có giai đoạn tiếp cận chót lệch trục (offset), các trị số tối thiểu/ tối đa của các giai đoạn; Dữ liệu công bố trên sơ đồ và bảng mã hóa phương thức chưa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dữ liệu theo quy định tại Tài liệu ICAO. Chính vì vậy, các phương thức bay tại sân bay Đà Nẵng đã được rà soát, điều chỉnh để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế của ICAO.
Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân Đà Nẵng trực tiếp chỉ đạo).
Tiếp nối tính hiệu quả cao, gia tăng năng lực khai thác vùng trời sân bay của Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong việc áp dụng phương thức RNAV1/RNP APCH, theo lộ trình của chương trình phối hợp tối ưu hóa đường hàng không và phương thức bay đã lên kế hoạch đưa sân bay Đà Nẵng là sân bay lớn thứ ba trên cả nước triển khai thực hiện áp dụng phương thức dẫn đường theo tính năng PBN.
Trước đó, để đảm bảo cho công tác chuyển đổi phương thức bay được thống nhất, đồng bộ và tuyệt đối an toàn, mọi công tác chuẩn bị đã được lãnh đạo Công ty, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận – Tại sân Đà Nẵng chỉ đạo thực hiện sát sao: Đánh giá sự thay đổi khi áp dụng phương thức bay mới; Lập kịch bản chuyển đổi; Rà soát, ký kết lại văn bản hợp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan; Sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác; Cập nhật cơ sở dữ liệu vào đầu cuối giám sát tại CTL/APP/TWR; Tổ chức huấn luyện, kiểm tra, đánh giá năng lực, trình độ cho tất cả Kiểm soát viên không lưu nhằm đảm bảo đủ điều kiện khai thác vận hành phương thức mới.
Theo kịch bản chuyển đổi, tất cả các chuyến bay có giờ cất cánh/hạ cánh dự kiến từ 07 giờ 01 giờ địa phương ngày 06 tháng 10 năm 2022, đều được lập kế hoạch bay theo phương thức mới.
Việc áp dụng phương thức khai thác RNAV1/RNP APCH mới sẽ giúp cân bằng khối lượng công việc của Kiểm soát viên không lưu, nâng cao hiệu quả khai thác và năng lực điều hành bay. Đây là một bước tiến quan trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam./.
(vatm.vn)
Thông tin từ Vietjet Air cho biết, Hãng mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt – Đà Nẵng từ ngày 07/11 và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 08/11.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng vừa phối hợp với Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân tổ chức Đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố an toàn bức xạ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài từ ngày 30/11/2024 đến ngày 02/11/2024.
Ngày 05/11/2024 tại Tp Hồ Chí Minh, sự kiện Trinity Forum – diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới chính thức diễn ra tại trung tâm hội nghị GEM Center, Tp. Hồ Chí Minh.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.