Hàng không phải trả tiền cho khí thải

Thứ Tư, 03/07/2013 - 18:08 GMT+7

 (giaothongvantai.com.vn) Lần đầu tiên, các hãng hàng không quốc tế đã đồng ý cắt giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô toàn cầu. Mặc dù số lượng giảm thấp hơn so với yêu cầu của các nhà vận động vì môi trường nhưng đó được coi là bước tiến lớn trong quá trình đấu tranh không mệt mỏi của họ.

Tháng 6/2013, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới thống nhất biện pháp quản lý carbon dioxide phát thải từ đường hàng không. Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ năm 2020.
Mua lại định mức
Theo IATA, không nên tạo ra một “thị trường dựa trên cơ chế” toàn cầu duy nhất - chẳng hạn như kinh doanh khí thải - vì điều đó sẽ cho phép các hãng hàng không bỏ tiền ra mua và không xúc tiến việc sử dụng những loại máy bay có lượng khí thải ra thấp. Tuy nhiên, họ không đồng ý với việc thiết lập mức giới hạn về phát thải khí nhà kính dành riêng cho ngành công nghiệp hàng không được áp dụng trên toàn cầu. 
Ủy ban Châu Âu (EC) nhấn mạnh rằng các hãng hàng không cần và sẽ phải trả tiền cho giấy phép carbon áp dụng với những chuyến bay cất và hạ cánh bên trong biên giới của Châu Âu. Theo hệ thống kinh doanh khí thải hiện tại, các công ty phải xin giấy phép cho mỗi tấn carbon họ thải ra trong quá trình sản xuất. Một số giấy phép được cấp miễn phí, một số khác được bán đấu giá. Tuy nhiên, các công ty có lượng khí thải lớn thường nới định mức carbon thông qua việc tham gia những dự án cắt giảm khí thải do Liên hợp quốc tiến hành ở những nước đang phát triển như đầu tư vào năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc bỏ tiền mua lại lượng khí thải nhà kính từ những doanh nghiệp nhỏ hơn không sử dụng hết định mức. Một số chính phủ như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang ra sức phản đối việc các hãng hàng không của họ phải trả tiền cho EU để được bay. Một cuộc chiến pháp lý cam go đã được khởi động. 
Năm ngoái, EC cho biết sẽ giãn các quy định nếu ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã sẵn sàng điều chỉnh và giảm lượng khí thải của mình theo một cách khác. 
Chương trình bù đắp carbon là sai lầm
Ông Bill Hemmings, Quản lý mảng hàng không thuộc chiến dịch vận động vì môi trường mang tên Transport & Environment cho biết: “Giải pháp của IATA cho thấy họ nghĩ rằng đầu tư máy bay tốt hơn, quản lý hoạt động tốt hơn và sử dụng năng lượng sinh học sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, thời gian áp dụng chính thức lại tới tận năm 2020, vậy là quá xa. Họ phản đối quy định về khí thải của EU vốn được coi là bước đệm cho quy trình giảm khí thải nhà kính triệt để thông qua việc gắn nó vào với giải pháp dựa trên xây dựng cơ chế thị trường cho việc kinh doanh định mức khí thải. Rõ ràng, biện pháp đó chỉ dựa trên sự cắt giảm khí thải ngoài ngành chứ không phải giảm phát thải thực tế trong ngành hàng không”. 
Ông Tony Tyler - Tổng giám đốc của IATA, cho biết: “Các hãng hàng không cam kết hợp tác với các chính phủ để xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Họ cùng đưa ra đề xuất với Chính phủ về việc áp dụng một cơ chế dựa trên thị trường duy nhất cho hàng không và cung cấp các gợi ý về cách nó có thể được áp dụng cho các tàu sân bay cá nhân”. 
Mặc dù EU chấp thuận hỗ trợ xây dựng cơ chế nhưng câu hỏi đặt ra là nếu có thỏa thuận về một cơ chế thị trường thì nó sẽ hoạt động thế nào. Eva Filzmoser, giám đốc của tổ chức vận động Carbon Market Watch cảnh báo rằng hệ thống đơn giản nhất là cho phép các hãng hàng không được mua các khoản tín dụng carbon - có thể kém hiệu quả hơn so với lựa chọn thay thế. Thực tế, chương trình bù đắp carbon toàn cầu là sự lựa chọn sai lầm bởi vì nó không dẫn đến giảm lượng khí thải trong lĩnh vực hàng không mà chỉ đơn thuần là bù đắp lượng khí thải này thông qua đầu tư vào các dự án giảm carbon ở những nơi khác.
(Theo Guardian)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Vui lòng điền Họ và tên Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Liên kết website