Theo hướng dẫn của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) và các quy định của pháp luật Việt Nam, thông tin khí tượng phải được cung cấp đầy đủ, liên tục, chính xác và kịp thời trong suốt tất cả các giai đoạn của một chuyến bay: từ giai đoạn lập kế hoạch bay, khởi hành, cất cánh, lấy độ cao, bay bằng, giảm độ cao, hạ cánh và lăn vào bãi đậu.
Tại Việt Nam, Trung tâm khí tượng hàng không (AMC) thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp thông tin khí tượng hàng không theo đúng tiêu chuẩn hướng dẫn của ICAO và của pháp luật Việt Nam phục vụ bảo đảm hoạt động bay. Các thông tin khí tượng hàng không (OPMET - số liệu khí tượng khai thác) được cung cấp ở dạng mã luật hoặc hình ảnh, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho cơ quan điều hành bay, cho tổ bay, nhà khai thác và trao đổi quốc tế theo thoả thuận không vận khu vực.
Nhằm cung cấp thông tin khí tượng một cách hiệu quả, trực quan, dễ hiểu, dễ đọc và hướng người dùng, từ đó giúp các cơ quan không lưu, tổ bay và nhà khai thác dễ dàng, nhanh chóng đưa các các quyết định trong công tác lập kế hoạch và điều hành bay, trong các năm gần đây, các cơ quan khí tượng hàng không tại một số nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapor… đã phát triển các sản phẩm cung cấp thông tin khí tượng hướng người dùng (None-ICAO). Tại các Hội nghị khí tượng do ICAO tổ chức, các sản phẩm này (Met products to support ATM) được đánh giá rất cao.
Nhằm không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khí tượng hàng không, đa dạng hoá thông tin khí tượng cung cấp cho các cơ quan không lưu, tổ bay và nhà khai thác, sản phẩm khí tượng cung cấp trực quan, dễ hiểu và hướng tới người dùng, từ tháng 12/2022, Trung tâm khí tượng hàng không đã tổ chức nghiên cứu tài liệu của ICAO, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các cơ quan khí tượng Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, và tới nay, Trung tâm khí tượng hàng không đã hoàn thành nghiên phát triển sản phẩm cảnh báo, dự báo các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết sân bay dạng bảng kèm màu cường độ đối với bản tin METAR/SPECI và bản tin TAF. Từ ngày 01/7/2023, Trung tâm đã triển cung cấp thử nghiệm sản phẩm trong nội bộ AMC qua nhóm VIBER của Trung tâm, hiệu chỉnh phần mềm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm hướng người dùng. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Tổng công ty (VATM), Trung tâm khí tượng hàng không (AMC) sẽ triển khai cung cấp thử nghiệm sản phẩm cảnh báo/dự báo các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết sân bay dạng bảng kèm màu cường độ lên nhóm Viber “Phối hợp điều hành bay khi thời tiết xấu” từ ngày 01/8/2023 đối với bản tin METAR/SPECI và từ 01/9/2023 đối với bản tin dự báo sân bay TAF.
Nhóm Viber “Phối hợp điều bay khi thời tiết xấu” được thành lập từ tháng 04/2022, do Trung tâm Quản lý luồng không lưu làm quản trị với sự tham gia của các cơ quan quản lý các cấp thuộc Cục Hàng không, Tổng công ty VATM, cơ quan không lưu, các hãng hàng không và bộ phận tham gia trực tiếp vào dây chuyền cung cấp dịch vụ điều hành bay. Khi có thời tiết xấu trên 02 vùng thông báo bay Hà Nội và Hồ Chí Minh hoặc thời tiết xấu tại các sân bay, cơ quan khí tượng hàng không sẽ cung cấp thông tin khí tượng quan trắc, thông tin dự báo, từ đó giúp cho các cơ quan quản lý, các hãng hàng không và bộ phận điều hành bay nhanh chóng đưa ra quyết định bảo đảm an toàn, điều hoà và hiệu quả khai thác bay.
Đối với sản phẩm cảnh báo các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết nguy hiểm sân bay dạng bảng kèm màu cường độ đối với bản tin METAR/SPECI, các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết nguy hiểm bao gồm: Tốc độ gió, gió giật, tầm nhìn nganh thịnh hành, tầm nhìn đường băng, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, độ cao trần mây hoặc tầm nhìn thẳng đứng của từng sân bay ảnh hưởng đối với năng lực khai thác (Capacity) của từng sân bay khác nhau được phân thành 04 mức độ màu ảnh hưởng tương ứng: ảnh hưởng mạnh (màu đỏ), ảnh hưởng vừa (màu cam), ảnh hưởng nhẹ (màu vàng) và không ảnh hưởng (màu trắng). Giá trị giải ngưỡng các mức độ ảnh hưởng ban đầu xây dựng được dựa trên điều kiện thời tiết tối thiểu khai thác của từng sân bay.
Theo kế hoạch, giá trị các ngưỡng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết nguy hiểm đối với hoạt động bay sẽ được xem xét điều chỉnh và thống nhất với các cơ quan không lưu, các hãng hàng không sau khoảng thời gian 6 tháng, 1 năm sau khi triển khai áp dụng thử nghiệm. Cũng trong bảng cảnh báo, thông tin dự báo hạn ngắn (now casting) được bổ sung vào cột cuối cùng của bảng để hỗ trợ các cơ quan không lưu, các hãng hàng không nhanh chóng đưa ra các quyết định (decision making) bảo đảm điều hành, khai thác bay an toàn, điều hoà và hiệu quả. Khi các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết nguy hiểm được dự báo xuất hiện với cường độ vừa hoặc mạnh, hoặc từ cường độ vừa sang mạnh và ngược lại, hoặc từ mạnh và vừa được dự báo kết thúc, các dự báo viên sẽ cung cấp bảng cảnh báo kèm màu cường độ lên nhóm VIBER “Phối hợp điều hành bay khi thời tiết xấu”.
Đối với bản tin cảnh báo, dự báo thời tiết sân bay dạng bảng kèm màu cường độ, sản phẩm sẽ được phát hành 04 lần/ngày vào các giờ 23Z, 05Z, 11Z và 17Z hàng ngày lên nhóm VIBER “Phối hợp điều hành bay” ngay sau khi bản tin TAF cho 22 sân bay được phát hành trên các hệ thống AFTN/AMHS. Các yếu tố, hiện tượng thời tiết: tốc độ gió, gió giật, tầm nhìn ngang thịnh hành, hiện tượng thời tiết sân bay, trần mây của từng sân bay khác được tô màu ứng với 04 cấp độ ảnh hưởng mạnh, vừa, nhẹ và không ảnh hưởng. Các chỉ thị biến đổi về thời gian như TEMPO, BECMG và thời gian biến đổi cũng được chỉ rõ trong bảng cảnh báo.
Với 02 sản phẩm cảnh báo/dự báo các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết nguy hiểm sân bay dạng bảng kèm màu cường độ mà Trung tâm thử nghiệm cung cấp từ ngày 01/8 đối với bản tin METAR/SPECI và từ 01/9 đối với bản tin TAF, Trung tâm khí tượng hàng không tin rằng sau thời gian thử nghiệm 6 tháng, Trung tâm sẽ nhận được các ý kiến đóng góp, phản hồi tích cực, thống nhất được các ngưỡng cảnh báo cũng như là động lực để Trung tâm nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm khác, thân thiện hướng người dùng để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khí tượng, bảo đảm phục vụ bay an toàn, điều hoà và hiệu quả./.
(vatm.vn)
Ngày 05/11/2024, Cảng hàng không Thọ Xuân đã tổ chức diễn tập khẩn nguy cấp cơ sở năm 2024, với gần 100 cá nhân và gần 10 phương tiện tham gia diễn tập được huy động từ các đơn vị trực thuộc Cảng hàng không Thọ Xuân và các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không.
Ngày 08/11/2024, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã tổ chức diễn tập tình huống khẩn nguy tàu bay bị sự cố/tai nạn khu vực có địa hình phức tạp trong phạm vi vùng trách nhiệm.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Diễn tập vận hành cơ chế Tìm kiếm cứu nạn hàng không năm 2024 (SAREX 2024) vào ngày 31/10. Phó Cục trưởng Đỗ Hồng Cẩm tham dự buổi Diễn tập.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.