Hai hãng sản xuất máy bay đạt được thỏa thuận trong bối cảnh chính quyền Mỹ áp thêm 220% thuế cùng 80% thuế chống phá giá đối với máy bay Bombardier CS100 và CS300 được nhập khẩu vào Mỹ. Boeing cáo buộc Bombardier sản xuất máy bay 100-150 chỗ nhờ trợ cấp từ Nhà nước và bán lỗ cho Delta Air Lines.
Airbus sẽ mua khoảng 50,01% cổ phần trong CSALP, thực thể quản lý chương trình C-Series, trong đó Bombardier và Investment Quebec đang nắm giữ số cổ phần tương đương 31% và 19%. Các trụ sở sản xuất của chương trình này vẫn ở Quebec.
Với thỏa thuận hợp tác trên, Airbus và Bombardier sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất máy bay C-Series - hai tập đoàn nói trong một báo cáo.
Giám đốc điều hành Airbus, Tom Enders nói: “Đây là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Quan hệ đối tác của chúng tôi với Bombardier sẽ thúc đẩy doanh số và giá trị chương trình”, CEO Bombardier Alain Bellemare nói và cho biết: “Chúng tôi rất vui được đón chào Airbus đến với chương trình C-Series. Tập đoàn này là đối tác hoàn hảo của chúng tôi, Quebec và cả Canada”.
C-Series là loại máy bay hiện đại, tiên tiến và lớn nhất được chế tạo bằng vật liệu composite.
(Theo:baogiaothong.vn)
Hiện nhiều sân bay quốc tế lớn, nổi tiếng đã ứng dụng thành công công nghệ hỗ trợ (ứng dụng sân bay thông minh) như: Munich (Đức), Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc).
Hãng sản xuất máy bay Airbus mới đây cho biết, những chiếc taxi bay của hãng mang tên CityAirbus đã sẵn sàng cất cánh thử nghiệm trên bầu trời vào năm 2018.
Người dân không cần phải du hành không gian mà vẫn có thể trải nghiệm cảm giác không trọng lực là tiêu chí mà công ty nghiên cứu không gian Novespace của Pháp hướng đến.
Cục Hàng không Việt Nam vừa tổ chức khóa tập huấn “Quản lý khủng hoảng an ninh hàng không” tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.