Việt Nam – Thụy Sĩ ký Hiệp định về vận chuyển hàng không thường lệ
Hiệp định được ký kết sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hãng hàng không của Việt Nam và Thụy Sĩ khai thác thị trường vận tải hàng không hai nước. Nội dung của các điều khoản về cơ bản tương tự như các điều khoản của Hiệp định hàng không mẫu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO Template Air Services Agreement – TASA) cũng như nội dung các hiệp định hàng không mà Việt Nam đã ký trong thời gian qua với các nước như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, Thụy Sĩ là đối tác tin cậy của Việt Nam, Việt Nam luôn coi trọng đẩy mạnh hợp tác với Thụy Sĩ ở nhiều lĩnh vực. Thời gian qua, quan hệ chính trị, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt khoảng 2 tỉ USD.
“Việc ký kết Hiệp định này và việc cụ thể hóa, hiện thực hóa hiệp định sau này sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung, lĩnh vực hàng không nói riêng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói và cho biết thêm, hiện Việt Nam đang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông với những dự án quan trọng như đường bộ cao tốc, đường sắt đô thị, nâng cấp và mở rộng các sân bay quốc tế, đầu tư sân bay quốc tế Long Thành… Ngoài ra, các cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép- Thị Vải, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện) và đội tàu biển tiềm năng lớn. Việt Nam cũng đang rất quan tâm thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh vận tải logistics để giảm chi phí vận tải, trong đó có vấn đề kết nối hạ tầng, đầu tư kho bãi… Đó là những cơ hội mà các doanh nghiệp Thụy Sĩ có thể tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
tạo đà cho phát triển du lịch, thương mại giữa hai bên
Tại lễ ký, bà Doris Leuthard, Ủy viên Hội đồng liên bang, Bộ trưởng phụ trách môi trường, năng lượng, giao thông và truyền thông Thụy Sĩ cho rằng, việc ký kết Hiệp định về hàng không này không chỉ mở ra điều kiện thuận lợi để thực hiện đường bay thẳng giữa Việt Nam – Thụy Sĩ mà còn tạo đà cho phát triển du lịch, thương mại giữa hai bên. “Với việc ký Hiệp định về hàng không này, tôi tin tưởng sẽ có nhiều chuyến bay thẳng giữa Việt Nam – Thụy Sĩ”.
“Từ tháng 11/2018, hàng tuần sẽ có 2 chuyến bay thẳng từ Thụy Sĩ đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nhân Thụy Sĩ đi lại thuận tiện, giao thương.
Thụy Sĩ là một nước nhỏ ở châu Âu nhưng là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự phát triển của Thụy Sĩ, cùng với Hiệp định thương mại tự do mà hai bên đang tiến hành đàm phán và có thể có cơ hội ký kết sớm, cũng như Hiệp định vận chuyển hàng không thường lệ này được thực hiện đầy đủ sẽ là cơ hội tuyệt vời để hợp tác kinh tế giữa hai bên tiếp tục được phát triển” bà Doris Leuthard nhận định./.
(Nguồn: mt.gov.vn)
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.