Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cục cùng toàn thể cán bộ công chức, người lao động Cục HKVN. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục HKVN Đào Văn Chương cho biết, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 15/11/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020.
Phó Cục Trưởng Cục HKVN Đào Văn Chương phát biểu khai mạc Hội nghị
Luật bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội thông qua đã có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước như: các quy định liên quan đến tiêu chí xác định cấp độ mật của bí mật nhà nước; phạm vi bí mật nhà nước; về trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước; thẩm quyền quyết định danh mục bí mật nhà nước; về đóng dấu độ mật đối với bí mật nhà nước dạng văn bản; về thẩm quyền cho phép in, sao, chụp; phổ biến, nghiên cứu bí mật nhà nước; về mang bí mật nhà nước đi công tác trong nước, đi công tác nước ngoài, về nhà riêng; về cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài; bổ sung thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; về giải mật, tăng độ mật, giảm độ mật; về tiêu hủy bí mật nhà nước; về khu vực cấm, địa điểm cấm...
Tại Hội nghị, đồng chí Thượng tá Đặng Hồng Nhung, Phó Trưởng phòng quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công An đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 5 chương, 28 Điều, trình bày về sự cần thiết ban hành Luật để đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình hiện nay.
Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Pháp lệnh không còn phù hợp dẫn đến bất cập, khó khăn trong thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự được thuận lợi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện theo quy định của Hiến pháp. Bên cạnh đó, việc ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật (Luật An toàn thông tin mạng, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Lưu trữ, Luật Cơ yếu, Luật An ninh mạng). Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 không chỉ quy định phạm vi bí mật nhà nước liên quan đến các chiến lược an ninh chính trị, an ninh quốc gia, cơ yếu, quốc phòng, quân sự, đối ngoại…mà những nội dung như: chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ… cũng thuộc phạm vi bí mật theo quy định của Luật.
Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ bí mật nhà nước và yêu cầu của quá trình hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, việc ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nhằm bảo đảm sự tương thích với các Hiệp định bảo vệ tin mật giữa Việt Nam và các nước; phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; đáp ứng yêu cầu nội luật hóa, tạo cơ sở cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam, thúc đẩy hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế trong phối hợp chia sẻ thông tin, trong đó có thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, do đó việc ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Phát biểu bế mạc hội nghị, lãnh đạo Cục HKVN khẳng định: Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước là một văn bản pháp lý quan trọng nhằm thực hiện chiến lược bảo vệ bí mật nhà nước. Vì vậy, cán bộ, công chức tham dự Hội nghị cần nắm bắt những nội dung cơ bản của luật, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị./.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.