Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 nhằm quán triệt và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị ngành GTVT triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025. Đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng phát triển ngành GTVT giai đoạn 2021-2025 thành các chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ cụ thể làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhằm góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Chương trình hành động của Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai thực hiện trong toàn Ngành và trên cả 5 lĩnh vực đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không.
Theo đó, nhiệm vụ chủ yếu trong lĩnh vực hàng không được nêu tại Chương trình gồm:
-Xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-Hoàn thành công tác điều chỉnh Quy hoạch các cảng hàng không, sân bay định hướng đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-Xây dựng, hoàn thiện Đề án định hướng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ngành hàng không, bổ sung các quy định ứng phó linh hoạt dịch bệnh với tiêu chí an toàn và thuận tiện cho hành khách. Nghiên cứu, điều hành giá cước hợp lý tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hãng hàng không, khuyến khích hàng không giá rẻ, dịch vụ tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030, tổng sản lượng hành khách dự báo thông qua các cảng hàng không khoảng 267,5 triệu hành khách/năm. Tổng sản lượng hàng hóa dự kiến thông qua các cảng hàng không khoảng 4,1 triệu tấn/năm.
Giai đoạn 2021-2025, ưu tiên đầu tư các dự án: xây dựng giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành (công suất 25 triệu hành khách/năm); xây dựng Nhà ga T3- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (công suất 20 triệu hành khách/năm); mở rộng Nhà ga T2- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (từ 10 triệu lên 15 triệu hành khách/năm); xây dựng khu bay và khu hàng không dân dụng các Cảng hàng không: Phan Thiết, Sa Pa, Quảng Trị; mở rộng 4 cảng hàng không: Điện Biên, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng; cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo.
Đồng thời hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án trọng điểm như: cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành có trách nhiệm quán triệt nội dung Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động này./.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.