Nghị định lần này tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung về: điều kiện kinh doanh vận tải hàng không, điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, điều kiện về tổ chức bộ máy, điều kiện về vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển, thủ tục cấp, cấp lại, hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung, quản lý tàu bay nhập khẩu, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, biện pháp quản lý quyền vận chuyển hàng không, điều kiện thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, điều kiện cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam…
Điểm đáng chú ý tại Nghị định sửa đổi, bổ sung là quy định vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không đã giảm đáng kể so với quy định trước đây.
Cụ thể, theo quy định mới, mức vốn tối thiểu để khai thác đến 10 tàu bay là 300 tỷ đồng, khai thác từ 11 đến 30 tàu bay là 600 tỷ đồng và khai thác trên 30 tàu bay là 700 tỷ đồng, không phân biệt nội địa và quốc tế.
Trước đây, số vốn quy định này cao hơn khá nhiều, tương ứng là 700 tỷ đồng, 1.000 tỷ đồng và 1.300 tỷ đồng. Nếu chỉ khai thác nội địa mà không khai thác quốc tế, số vốn này cũng giảm tới vài trăm tỷ đồng, tuỳ số lượng tàu bay khai thác.
Riêng mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung vẫn giữ như cũ là 100 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo quy định mới, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ; Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn, phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân. Trước đó, mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần không quá 30% vốn điều lệ.
Nghị định mới lần này bổ sung Điều 12d quy định về quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, tuổi của tàu bay đã qua sử dụng được nhập khẩu vào Việt Nam quy định như sau:
Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: không quá 10 năm kể từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng thuê, mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
Các loại tàu bay khác ngoài các quy định nêu trên: không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểmnhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan hàng không châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ loại tàu bay.
Nghị định sửa đổi, bổ sung cũng cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực; năng lực sản xuất phương án kinhdoanh và điều kiện về trụ sở, địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam, các thủ tục cấp giấy phép, cấp lại, hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, hàng không chung…
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Bãi bỏ Điều 13, Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng; Điều 20 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Nội dung chi tiết của Nghị định, xem tại mục “văn bản mới”./.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.