Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đối với giai đoạn 1 của Dự án, đến nay đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi. Quy mô đầu tư giai đoạn 1 gồm: Đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm và các hạng mục phụ trợ.
Tổng
mức đầu tư dự kiến (bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý
dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, dự phòng khối lượng, dự
phòng trượt giá và lãi vay…) là 111.689 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,779 tỷ
USD.
Diện
tích đất để đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến khoảng
1.165ha. Trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, Tư vấn đã kiến nghị mở
rộng phạm vi xây dựng giai đoạn lên 1.810ha để xây dựng các công trình đáp ứng
nhu cầu khai thác tối thiểu giai đoạn 1 của Cảng. Đồng thời, Tư vấn đề nghị bổ
sung diện tích phần san lấp mặt bằng cho đường cất hạ cánh song song (theo cấu
hình đóng) và đường lăn kèm theo nhằm đảm bảo thuận lợi cho quá trình xây dựng
đường cất hạ cánh này trong các giai đoạn tiếp theo.
Chính
phủ trình và kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua một số
nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không
Long Thành giai đoạn 1. Cụ thể, chấp thuận hình thức đầu tư CHK Long Thành.
Điều
chỉnh diện tích đất giai đoạn 1 từ 1.165ha lên khoảng 1.810ha. Điều chỉnh
1.050ha đất dành cho quốc phòng thành 570ha đất dùng riêng cho quốc phòng và
480ha đất dùng chung giữa quốc phòng và dân dụng. Chấp thuận chủ trương bổ sung
hai tuyến đường bộ kết nối số 1 và 2 vào Dự án giai đoạn 1 để đầu tư theo quy
mô phân kỳ đầu tư.
Làm nhanh giai đoạn 1, sớm triển khai giai đoạn 2, 3
Trình
bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh cơ quan
này tán thành quy mô giai đoạn 1 đã được nghiên cứu theo Nghị quyết 94 của Quốc
hội về chủ trương đầu tư dự án.
Ủy
ban cũng đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu và đầu tư giai đoạn 2, giai đoạn
3 của Dự án để vừa bảo đảm tính cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu
vực vừa có thêm đường băng dự phòng cho đường băng thứ nhất nếu xảy ra sự cố để
quá trình khai thác được liên tục.
Phối cảnh CHK quốc tế Long Thành
Phát
biểu sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng thuận với ý kiến
của cơ quan thẩm tra về việc song song với việc triển khai nhanh, đúng tiến độ
giai đoạn 1, cần sớm nghiên cứu sớm báo cáo khả thi của giai đoạn 2 và giai
đoạn 3, đảm bảo khi đủ điều kiện thì triển khai tiếp ngay các giai đoạn sau.
Theo
Nghị quyết 94, Dự án được đầu tư xây dựng với mục tiêu đạt cấp 4F (cấp cao
nhất) theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là Cảng
hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những
trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Dự án gồm 3 giai đoạn,
khi hoàn thành sẽ đạt công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng
hóa/năm. Giai đoạn 1 chậm nhất khai thác vào năm 2025.
Ủng hộ điều chỉnh tăng diện tích đất
Liên
quan đề xuất của Chính phủ điều chỉnh diện tích đất giai đoạn 1, cả hai nội
dung nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đều được Uỷ ban Kinh tế tán thành.
Theo cơ quan thẩm tra, đây chỉ là việc điều chỉnh nhu cầu sử dụng giữa các giai
đoạn, tổng diện tích của Dự án không thay đổi (5.000ha), Nghị quyết 94 cũng
không quy định việc sử dụng bao nhiêu diện tích đất cho mỗi giai đoạn cụ thể.
Liên
quan đến việc điều chỉnh giảm diện tích đất quốc phòng, ông Lê Văn Hảo, đại
diện Cục Tác chiến khẳng định quan điểm của Bộ Quốc phòng là ưu tiên đất để đảm
bảo mục tiêu, tiến độ xây dựng sân bay Long Thành. “Bộ Quốc phòng đã có văn bản
thống nhất với Bộ GTVT về vấn đề này”, ông Hảo khẳng định.
Đồng
quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói thêm: “Chúng ta xây dựng sân bay
lưỡng dụng. Bộ Quốc phòng và Bộ GTVT đã có trao đổi thống nhất việc vừa ưu tiên
phát triển kinh tế, vừa gắn với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng. Như vậy là hợp lý,
tránh lãng phí.
Đồng tình việc giao ACV là nhà đầu tư
Về
hình thức đầu tư sân bay Long Thành, Chính phủ đề xuất giao Tổng công ty cảng
hàng không VN - ACV là nhà đầu tư - khai thác cảng đầu tư, sau đó cho các cơ
quan quản lý Nhà nước thuê lại hạng mục các công trình trụ sở cơ quan quản lý
Nhà nước.
ACV
cũng sẽ trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp các công trình thiết yếu của
cảng hàng không. Đối với các công trình dịch vụ, ACV được giao hợp tác đầu tư,
nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư.
Riêng
hạng mục các công trình phục vụ quản lý bay, Tổng công ty Quản lý bay VN (VATM)
được giao trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.
Theo
Uỷ ban Kinh tế, việc Chính phủ đề xuất lựa chọn ACV và VATM đầu tư, khai thác
Cảng là áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu về chỉ định thầu
đối với nhà đầu tư và thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Ủng
hộ giao ACV làm sân bay Long Thành, Chủ nhiệm Uỷ ban KH-CN của Quốc hội Phan
Xuân Dũng nói: “Đấu thầu hay không đấu thầu không quan trọng mà quan trọng hơn
cả là cái gì lợi nhất, hiệu quả nhất, không gây phiền hà, đỡ tốn kém thì làm.
Bản thân tôi ủng hộ Chỉ định thầu. Quan trọng là chọn nhà thầu có uy tín chứ
không chọn nhà thầu viết hay nói giỏi”.
Phó
Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khi kết luận phiên họp khẳng định, việc đấu
thầu hay chỉ định ACV là nhà đầu tư các hạng mục chính của sân bay Long Thành
thuộc thẩm quyền của Chính phủ./.
(Nguồn:baogiaothong.vn)
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.