Giảm
thiểu máy bay chờ trên đường băng
Một
trong những vấn đề được Cục trưởng Đinh Việt Thắng đặc biệt quan tâm là khả
năng lưu thoát của sân bay, bao gồm cả bên trong, bên ngoài nhà ga, cả trên
trời và dưới đất sau khi cơ quan này siết chặt slot tại Nội Bài, không cho phép
vượt quá 27 chuyến/giờ.
“Nếu
điều phối 27 chuyến một giờ, phía cảng có khó khăn gì không? Liệu có ùn ách tại
khâu nào, giờ nào”, ông Thắng đặt câu hỏi.
Về
vấn đề này, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) kiêm
Giám đốc Cảng HKQT Nội Bài Nguyễn Đức Hùng cho biết: cao điểm khai thác trong
này rơi vào 3 khung giờ 7-8h, 13-14h và 14-15h. Chúng tôi đã mở tối đa 17 máy
soi chiếu đồng thời bố trí linh hoạt 17 cổng lên máy bay để giải toả khách, tối
ưu các chuyến bay có thời gian quay đầu ngắn và tàu bay thân rộng vào cầu hành
khách”, ông Hùng nói và cho biết: Chất lượng dịch vụ tại Nội Bài những ngày qua
đã tốt hơn rất nhiều sau những chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, Cục Hàng không
VN.
“Như
trong ngày 14 tháng 7, số chuyến bay trong các khung giờ đều rất điều hoà, đảm
bảo dưới 27 chuyến. Chỉ có một khung giờ điều phối 28 chuyến do dồn dịch chuyến
chứ không phải do kế hoạch của hãng”, ông Hùng nói và cho biết thêm: Thời gian
lăn của tàu bay cũng đã được rút ngắn đáng kể.
“Nếu
như ngày 11 tháng 7, cao điểm có chuyến bay mất tới 41 phút để lăn ra đường
băng để cất cánh. Tuy nhiên sang ngày 12 tháng 7, đã giảm xuống 38 phút. Con số
này trong các ngày 13, 14 tháng 7 tương ứng là 33 phút và 29 phút”, ông Hùng
cho hay.
Mặc
dù vậy, ông Hùng cho biết, trong nhà ga, nếu bố trí quá 17 chuyến bay đi/giờ
thì sẽ vượt quá năng lực, khó tránh khỏi ùn tắc trong một số khung giờ.
Lấy
ví dụ ngày 11 tháng 7, ông Hùng cho biết, trong khung giờ 7 - 8h, cảng đã phải
phục vụ tới 21 chuyến bay đi nên ùn ách tại khu vực làm thủ tục hàng không và
soi chiếu đã xảy ra.
Giải
quyết ngay vấn đề này, ông Thắng yêu cầu điều phối 27 chuyến một giờ, nhưng
trong đó không được quá 15 chuyến đi/giờ để hạn chế ùn ách tại nhà ga cảng hàng
không.
Tại
khu vực soi chiếu, tránh ùn ứ, Cục trưởng Hàng không cũng gợi ý sân bay Nội Bài
cần bố trí thêm bàn, băng ghế để khách ngồi xếp đồ, đi giày…
Tại
Trung tâm điều phối khai thác Nội Bài (AOCC Nội Bài), ông Thắng chỉ đạo rõ:
Công việc chính của AOCC là quản lý chuyến bay đi và đến. Trong đó các chuyến
bay đến thì tương đối đơn giản, AOCC chỉ bố trí lăn đường nào, vào cửa nào đồng
thời thông báo cho quản lý bay để dẫn đường. Quan trọng là chuyến bay đi.
Trong
thời điểm này, AOCC phải tổ chức trực như cao điểm Tết, đảm bảo đưa ra các
quyết định nhanh nhất, chính xác nhất, tối ưu hóa công tác điều hành hoạt động
bay trong tất cả các giai đoạn hoạt động của chuyến bay, bao gồm việc kiểm soát
các vị trí đỗ tàu bay, cửa ra tàu bay, quầy thủ tục, đảo hành lý…
“Đại
diện các hãng tại AOCC phải cập nhật được ngay bất kỳ thay đổi và phải dự báo
được khi nào thì cất cánh, khi nào rút chèn, khi nào nổ máy…”, ông Thắng nhấn
mạnh.
Liên
quan đến việc quy định slot tại Nội Bài không quá 27 chuyến một giờ, ông Thắng
thông tin thêm: Điều phối 27 chuyến/một giờ mới là 80% năng lực. Thực
tế có thể điều phối 32 chuyến nhưng chỉ cho phép 27 chuyến. Mọi trường hợp
trung tâm điều phối khai thác Nội Bài (AOCC Nội Bài) luôn phải kiểm soát 27
chuyến. Phần 20% dự phòng chỉ sử dụng trong trường hợp bất khả kháng.
Người
đứng đầu Cục Hàng không cũng yêu cầu “việc điều phối khai thác phải theo nguyên
tắc ưu tiên cho sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Các sân bay khác phải theo 2
sân bay này”.
Phía
quản lý bay, ông Thắng yêu cầu phải đảm bảo không để quá 4 tàu bay chờ trên
đường lăn. “Tàu bay chờ lâu trên đường băng ngoài việc phải nổ máy lâu tốn
kém xăng dầu còn gây ức chế cho hành khách”, ông Thắng phân tích.
Ngoài
ra, ông Thắng cũng yêu cầu giảm thời gian chiếm dụng đường băng của
tàu bay, đảm bảo tàu ra đến đường băng là phải cất cánh ngay, hạ cánh xuống là
phải thoát li sớm. Tổ bay nào không đáp ứng yêu cầu trên sẽ được cho vào “danh
sách đen”, không cho bay ở sân bay đông.
Cũng
trong chiều nay, Cục trưởng Đinh Việt Thắng đã kiểm tra việc tổ chức thi công
tại công trường sửa chữa, nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài.
“Đường
băng, đường lăn được nâng cấp trong điều kiện vừa thi công, vừa khai thác
do đó công tác đảm bảo an ninh, an toàn phải được đặc biệt chú trọng. Kế đó,
cần chú ý tạo điều kiện cho việc thi công để góp phần đảm bảo tiến độ, chất
lượng dự án”, ông Thắng nói.
Dự án
nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài có tổng mức đầu tư được duyệt là 2.031,6 tỷ
đồng, được thực hiện theo hai bước. Bước một là 06 tháng, đảm bảo khai thác được
3200m đường cất hạ cánh 1B cho máy bay Code C nhằm phục vụ Tết Nguyên đán năm
2021. Bước 2 là 12 tháng, bàn giao đưa công trình vào khai thác trước Tết Nguyên đán năm 2022.
(Nguồn:baogiaothong.vn)
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.