Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nối lại đường bay Hà Nội-Tokyo với với tần suất một chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên và Thành phố Hồ Chí Minh-Tokyo với tần suất một chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên.
Phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội-Tokyo bằng tàu bay Boeing B787 (343 ghế) vào ngày thứ Ba hàng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Tokyo bằng tàu bay Airbus A321 (240 ghế) vào ngày thứ Ba hàng tuần. Số lượng hành khách khi đặt chân tới Việt Nam sẽ cách ly tối đa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 560 khách/tuần.
Đối với đường bay đến Trung Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở lại đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Quảng Châu tần suất một chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, trong đó, phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác linh hoạt bằng tàu Boeing B787 (343 ghế). Phía Trung Quốc chỉ định một hãng hàng không khai thác bằng tàu Airbus A320 tối đa 200 ghế. Số lượng hành khách cách ly tại Thành phố Hồ Chí Minh tối đa 540 khách/tuần.
Đối với đường bay đến Hàn Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đường bay Hà Nội-Seoul với với tần suất một chuyến/tuần bằng tàu bay Boeing B787. Vietjet khai thác đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Seoul bằng tàu bay Airbus A321. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 650 khách/tuần.
Đối với đường bay đến Đài Bắc (Đài Loan) sẽ do Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đầu Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu bay Boeing B787 và Vietjet khai thác đầu Hà Nội bằng tàu bay Airbus A320. Dự kiến số lượng khách cách ly tối đa tại Hà Nội là 620 khách/tuần; tại Thành phố Hồ Chí Minh là 700 khách/tuần.
Đường bay đến Lào và Campuchia cũng được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nối lại với tần suất một tuần/chuyến, do Vietnam Airlines khai thác.
Với kế hoạch khai thác như trên, phía Cục Hàng không Việt Nam dự kiến số lượng hành khách nhập cảnh hàng tuần vào khoảng gần 5.000 khách, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Để có thể triển khai kế hoạch khai thác thường lệ nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Y tế công bố các yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc đối với hành khách khi nhập cảnh và công bố danh sách phòng xét nghiệm real-time PCR do Chính phủ Việt Nam phê duyệt để thông báo tới các đối tác, hành khách./.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm bổ sung thêm một đường băng.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.