Đây là Dự án đầu tư xây dựng mở rộng sân bay Điện Biên với công suất 0,5 triệu hành khách/năm, bảo đảm khai thác máy bay A320, A321 và tương đương; tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung. Công trình khu bay đáp ứng khai thác máy bay A320, A321 và tương đương; cải tạo nhà ga hiện hữu đáp ứng công suất 0,5 triệu hành khách/năm; cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ. Tổng vốn đầu tư thực hiện Dự án là 1.547,563 tỉ đồng, trong đó sử dụng vốn chủ sở hữu 100%. Thời hạn hoạt động dự án là 50 năm. Tiến độ thực hiện 34 tháng kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Dự án và thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục và bố trí đủ vốn bảo đảm đủ điều kiện thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đáp ứng tiến độ triển khai các hạng mục Dự án, bảo đảm hiệu quả việc sử dụng đất sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng, tránh việc lãng phí tài nguyên; chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi, bàn giao đất xây dựng Dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định pháp luật hiện hành có liên quan theo tiến độ triển khai Dự án; phối hợp với Bộ Tài chính và chỉ đạo các đơn vị liên quan và hướng dẫn ACV thực hiện ưu đãi về thuế và các chính sách liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời phối hợp giải quyết kịp thời các khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
Đối với Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn ACV trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án trong bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, bảo đảm phương thức bay an toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả đầu tư Dự án và phù hợp Đề án giao, quản lý, sử dụng vàkhai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý và các văn bản pháp luật có liên quan, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với Dự án trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng Cảng hàng không Điện Biên theo quy định của pháp luật.
ACV là đơn vị chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án, hiệu quả đầu tư Dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; tiếp thu, thực hiện các ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan tại báo cáo thẩm định; tổ chức triển khai lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo đúng quy định hiện hành; khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo quy định; triển khai thực hiện và quản lý Dự án theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả khai thác Cảng hàng không Điện Biên.
Ngoài ra, ACV chỉ được triển khai thực hiện Dự án sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt./.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.