Theo đó, nhằm giảm thiểu
các sự cố gây mất an toàn của các phương tiện hoạt động trong khu bay, Cục Hàng
không Việt Nam yêu cầu các đơn vị cung cấp
dịch vụ hàng không quán triệt nhân viên nâng cao ý thức văn hóa an toàn hàng không,
tuân thủ nghiêm các quy định an toàn khai thác tại cảng hàng không, quy trình vận
hành khai thác phương tiện mặt đất; thực hiện nghiêm túc công tác đào tạo, cấp
chứng chỉ chuyên môn, đảm bảo nhân viên thực hiện thuần thục công việc chuyên môn.
Đối với các đơn vị cung cấp
dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, Cục yêu cầu cần tiến hành rà soát, cải tiến
quy trình vận hành khai thác phương tiện, tài liệu huấn luyện đào tạo chất lượng,
phù hợp với điều kiện thực tế của từng cảng hàng không. Trong quy trình vận hành
khai thác, tài liệu đào tạo cần có nội dung hướng dẫn nhân viên nhận diện, ngăn
chặn các mối nguy gây mất an toàn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện; tuân
thủ nghiêm quy trình bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị, hạn chế tối
đa các sự cố hỏng hóc phương tiện, trang thiết bị khi đang khai thác và xử lý
nghiêm các cá nhân có hành vi vi phạm quy định an toàn, quy trình vận hành khái
thác phương tiện mặt đất.
Đối với Tổng Công ty cảng
hàng không Việt Nam (ACV), Cục yêu cầu ACV chỉ đạo các cảng hàng không thành viên
giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện trên khu bay để kịp thời phát hiện
các vi phạm quy định an toàn khai thác khu bay, đồng thời phối hợp với Cảng vụ
hàng không khu vực xử lý nghiêm các vi phạm; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định
an toàn khai thác khu bay, quy trình khai thác cung cấp dịch vụ để kịp thời điều
chỉnh, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại cảng hàng không và nâng cao chất
lượng dịch vụ, hiệu quả khai thác.
Ngoài ra, Cục yêu cầu ACV
nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, nhận diện mối nguy gây mất an toàn,
triển khai các giải pháp giảm thiểu mối nguy, đặc biệt là các mối nguy xảy ra đối
với hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị khu bay.
Đối với các Cảng vụ hàng
không khu vực, Cục yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn khu
bay, xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến an toàn khai thác khu bay; tổ chức bình
giảng rút kinh nghiệm các hành vi vi phạm quy định an toàn khu bay, các vụ việc,
sự cố an toàn khu bay đến tất cả các đơn vị hoạt động trong khu bay.
Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu
các Cảng vụ hàng không khu vực tăng cường giám sát chặt chẽ công tác huấn luyện,
đào tạo nhân viên vận hành phương tiện, trang thiết bị mặt đất và công tác bảo
trì phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay, đồng thời triển khai các nội
dung nêu trên tới các đơn vị hoạt động trong khu bay tại cảng hàng không để nghiêm
túc thực hiện./.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.