Chuyến đi về nguồn do đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Cục HKVN làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có các đồng chí cán bộ Văn phòng Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và đặc biệt có sự tham gia của các đồng chí cán bộ lão thành của ngành Hàng không các thời kỳ.
Đây là hoạt động thiết thực, rất có ý nghĩa để ghi nhớ và ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
Một sự kiện đã đi vào lịch sử của Hàng không Việt Nam, một sân bay dã chiến được gấp rút xây dựng để đón các chuyến bay của quân đội Đồng Minh giúp Việt Nam chống Nhật theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện này đã được Bảo tàng Tân Trào thuộc Sở Văn Hóa thông tin tỉnh Tuyên Quang ghi lại như sau:
“Trong thời gian chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi bắt được liên lạc với Đồng Minh chống phát xít Nhật ở Đông Dương, tháng 7 năm 1945, Bác Hồ giao tìm địa điểm thích hợp để xây dựng một sân bay dã chiến có thể đón nhận được máy bay chở hàng viện trợ của quân Đồng Minh cho cách mạng Việt Nam. Vị trí được chọn làm sân bay là một thung lũng khá bằng phẳng; có các dãy núi bao quanh, thuộc xóm Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Dân địa phương thường gọi là Lũng Cò (khi sân bay được xây dựng xong, bà con ở đây thường gọi là sân bay Lũng Cò).
Lũng Cò có lẽ là sân bay được xây dựng nhanh nhất thế giới! Chỉ trong 2 ngày, 35 chiến sĩ giải phóng quân cùng dân quân du kích và bà con các dân tộc thuộc hai xã Bình Yên, Trung Yên đã phát quang cây cỏ, san gạt nền đất Lũng Cò, làm xong một đường cất hạ cánh dài 400m, rộng 20m, để loại máy bay L5 của Không quân Mỹ có thể cất hạ cánh được.
Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Lũng Cò chở theo 2 sĩ quan quân Đồng Minh và một số lương thực, thuốc men tăng cường cho lực lượng quân Đồng Minh tại Tân Trào. Trong suốt thời gian quân Đồng Minh làm việc tại đây, có thêm một số chuyến bay cất, hạ cánh tại sân bay Lũng Cò, chủ yếu đưa đón quân Đồng Minh và vận chuyển cho ta thuốc men, vũ khí từ Côn Minh (Trung Quốc) sang Tân Trào.
Khi Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ thì các chuyến bay của quân Đồng Minh không được thực hiện nữa. Lũng Cò là sân bay do chính chúng ta xây dựng nên, hoạt động của nó tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa to lớn và góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Lũng Cò được coi như sân bay “quốc tế” đầu tiên của Hàng không Việt Nam”. (Nguồn: Lịch sử 60 năm Hàng không dân dụng Việt Nam (1956 - 2016).
73 năm kể từ ngày Lũng Cò - sân bay “Quốc tế” đầu tiên của Cách mạng Việt Nam được xây dựng, 62 năm kể từ ngày thành lập ngành Hàng không dân dụng Việt Nam; ngày nay Hàng không Việt Nam đã phát triển vượt bậc, đã có những “sân bay”, “máy bay” hiện đại như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.
Các thế hệ cán bộ, công chức viên chức, lao động ngành Hàng không dân dụng Việt Nam mãi mãi khắc ghi truyền thống “Dũng cảm, mưu lược, sáng tạo” của người chiến sỹ Bộ đội Cụ Hồ năm xưa, tiếp tục đổi mới xây dựng ngành Hàng không dân dụng hội nhập toàn diện, phát triển bền vững, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ kính yêu, của nhân dân và các thế hệ cán bộ lão thành.
(Tin và ảnh: Phùng Bình Long, Công đoàn Cục HKVN)
Ngày 08/1, Phó chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Quách Xuân Vinh đã đến thăm và trao quà các hội viên thuộc Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam và các cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hội Cựu TNXP Việt Nam.
Chiều 06/01, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lê Hoàng Minh, UVBTV Đảng ủy Bộ GTVT, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTVTổng công ty Quản lý bay Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Đây là một trong những sự kiện đặc biệt, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Giao thông vận tải (28/8/1945 - 28/8/2025).
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.