Tham dự đoàn công tác còn có đại diện các Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP.
Trong năm 2018, các hãng hàng không của các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã vận chuyển đạt tới 34% tổng sản lượng hành khách thế giới, tương đương 1,6 tỷ lượt hành khách, tăng 8,5% so với năm 2017. Tổng sản lượng hàng hóa khu vực cũng chiếm 38% tổng sản lượng thế giới, đạt kỷ lục tăng trưởng hàng năm là 2,7% trong năm 2018. Ngành công nghiệp hàng không đã tạo ra 30,9 triệu việc làm và 632 tỷ USD tính theo DGP cho khu vực. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) dự báo sản lượng hành khách khu vực sẽ tăng trưởng hàng năm từ 4,3% trở lên tới năm 2035.
Với chủ đề “Hài hòa nỗ lực để giải quyết các vấn đề về năng lực”, Hội nghị đã thảo luận các vấn đề liên quan tới an toàn hàng không, quản lý hoạt động bay, an ninh và đơn giản hóa thủ tục, vận tải hàng không, hỗ trợ kỹ thuật, môi trường. Một số nội dung đáng chú ý của Hội nghị bao gồm: Hỗ trợ, ưu tiên thực hiện Hệ thống Giám sát An toàn hàng không toàn cầu (GASOS); xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn khu vực phục vụ Kế hoạch An toàn hàng không toàn cầu (GASP); thúc đẩy tiến trình thực hiện Kế hoạch Không vận xuyên suốt; chia sẻ dữ liệu Giám sát Tự động phụ thuộc quảng bá (ADS-B) trong khu vực; thúc đẩy Chương trình Nhận dạng hành khách của ICAO thông qua thực hiện Phụ lục 9; tăng cường năng lực giám sát an ninh thông qua Chính sách đào tạo an ninh toàn cầu của ICAO; nghiên cứu các giải pháp ứng phó với các đe dọa an ninh mạng; thúc đẩy việc thực hiện Chương trình Bù trừ và Giảm phát thải carbon trong hàng không quốc tế (CORSIA); …
Bên cạnh đó, tại các phiên họp nhóm, các quốc gia cũng đã báo cáo tình hình thực hiện cam kết của các quốc gia đối với Tuyên bố Bắc Kinh tại Hội nghị các Bộ trưởng Hàng không dân dụng Châu Á – Thái Bình Dương lần 1; trao đổi các giải pháp phát triển nguồn nhân lực giám sát viên an toàn và thúc đẩy Sáng kiến Thế hệ chuyên gia hàng không kế cận (NGAP) của ICAO.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã gặp gỡ song phương với một số quốc gia, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị như Cục Hàng không Liên Bang Hoa Kỳ (FAA), Vụ Hàng không Hàn Quốc (KOCA), Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu (EASA) để thảo luận về các nội dung hợp tác trong thời gian tới liên quan tới hỗ trợ kỹ thuật, an toàn hàng không, chuẩn bị cho Hội nghị Đại hội đồng ICAO lần thứ 40 tại Montreal, Canada vào tháng 9/2019.
Kết thúc Hội nghị, nước chủ nhà Nepal cũng đã thực hiện nghi lễ trao cờ ICAO cho Bangladesh để chuyển giao quyền tổ chức Hội nghị DGCA 57, dự kiến vào tháng 11/2020 tại Dhaka, Bangladesh với chủ đề “Thúc đẩy Chương trình Bình đẳng giới của ICAO kết hợp với Sáng kiến Thế hệ chuyên gia hàng không kế cận (NGAP)”./.
(Phòng Hợp tác quốc tế)
Sáng ngày 24/10/2024, tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Đinh Việt Thắng đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội.
Chiều ngày 23/10/2024, tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam, Phó Cục trưởng Đỗ Hồng Cẩm đã chủ trì buổi tiếp đón và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Mông Cổ Jigjee Sereejav tại Hà Nội. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo Phòng Vận tải hàng không và Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam.
Chiều ngày 27/9, Bộ GTVT tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển GTVT cho ông Benjamin Davis, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.