Theo đó, Vietnam Airlines
dự kiến triển khai kết nối internet trên không cho một số máy bay của hãng
trong năm 2025 trên các chặng bay quốc tế đi Mỹ, châu Âu và một số chặng bay nội
địa. Các máy bay, chặng bay còn lại tiếp tục được triển khai từ năm 2026.
Về phía VNPT sẽ phối hợp
cùng Vietnam Airlines để xây dựng lộ trình, hoàn thiện thủ tục, lắp đặt phần cứng,
thiết lập phần mềm và hỗ trợ vận hành, khai thác. Với những tiến bộ về công nghệ,
dự kiến, tốc độ của mạng internet trên máy bay của Vietnam Airlines có thể lên
tới 60 Mbps.
Với dịch vụ mới này, hành
khách của Vietnam Airlines sẽ được tận hưởng những trải nghiệm thú vị trong suốt
hành trình bay khi có thể nhắn tin với bạn bè, nghe podcast, đọc sách, xem phim
theo nhu cầu cá nhân… Bên cạnh đó, dịch vụ tạo thuận lợi cho những người cần
làm việc trong thời gian ở trên không.
Hiện có hơn 1.000 máy bay
thương mại trên toàn thế giới được trang bị IFC, và dự kiến sẽ tăng lên hơn
24.000 máy bay vào năm 2035. Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đã triển
khai dịch vụ internet trên không như Emirates, Qatar Airways, Singapore
Airlines, Etihad Airways, Turkish Airlines, United Airlines, American Airlines,
Delta Air Lines, Lufthansa, Air France…/.
Vietnam Airlines sẽ phối hợp với các cơ quan, đối tác hai nước để xây dựng các chương trình quảng bá các điểm đến mới của Việt Nam cho khách du lịch Trung Quốc.
Tin từ Cảng hàng không Liên Khương vừa cho biết, từ ngày 01/11/2024, Hãng hàng không AirAsia khai thác trở lại đường bay Đà Lạt (Lâm Đồng) – Kuala Lumpur (Malaysia) sau một thời gian tạm ngừng khai thác.
Tin từ Vietjet Air thông tin, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách, Vietjet vừa chính thức khai trương đường bay kết nối thành phố Daegu (Hàn Quốc) và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà).
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.