Máy bay thử nghiệm Volocopter có hình dáng giống một chiếc drone lớn với 8 rotor, cất cánh với một hành khách trong cabin từ sân bay Pontoise-Cormeilles ở ngoại ô thành phố Paris và bay vòng tròn trong thời gian ngắn khi một máy bay khác nằm gần đó.
Hiện nay, Volocopter có tốc độ tối đa 90 km/h và tầm hoạt động 20 km, Reuters hôm 12/11 đưa tin.
Dirk Hoke, giám đốc điều hành công ty Volocopter của Đức cho biết trong vòng 18 tháng tới, họ sẽ chuẩn bị để xin cấp phép mẫu máy bay và hy vọng có thể tiến hành các chuyến bay thương mại chặng ngắn vào năm 2024, khi Paris tổ chức Thế vận hội mùa hè.
Công ty muốn mẫu máy bay 2 chỗ ngồi có thể cất cánh hoàn toàn tự động nhưng thừa nhận còn nhiều việc cần thực hiện về mặt cơ sở hạ tầng, tích hợp không phận và chờ sự chấp nhận từ công chúng.
Phi công thử nghiệm Paul Stone cho biết hệ thống điều khiển điện tử kỹ thuật số và thiết kế nhiều rotor khiến Volocopter dễ bay hơn nhiều so với trực thăng truyền thống. "Ở trực thăng, khi dịch chuyển một nút điều khiển, bạn phải thao tác thêm nhiều nút khác. Đó là một bài phối hợp. Với mẫu máy bay này, nút điều khiển rất đơn giản theo mỗi trục", Stone giải thích.
Volocopter hoạt động dựa trên công nghệ drone và sử dụng robot để thay pin trước khi tiếp tục hành trình. Công ty Volocopter hướng tới mục tiêu vận chuyển 100.000 hành khách trên khắp thế giới mỗi giờ trong vòng 10 năm tới. Phương tiện không thải khí và gây ồn.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.
Tình trạng này có thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi bước vào cao điểm du lịch mùa Thu và mùa Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Từ động lực của chuyển đổi số tới cam kết với cộng đồng quốc tế về chuyển đổi xanh…