Tập đoàn hàng không
Lufthansa của Đức ngày 3/5 công bố kế hoạch sử dụng một lớp màng có các thuộc
tính tương tự da cá mập phủ bên ngoài các máy bay chở hàng của hãng để cải thiện
hiệu quả sử dụng nhiên liệu và cắt giảm khí thải carbon gây ô nhiễm môi trường.
Đây là dự án hợp tác giữa
tập đoàn hóa chất BASF của Đức và Lufthansa. Theo đó, từ năm 2022, tập đoàn
hàng không này sẽ trang bị cho 10 máy bay Boeing 777 lớp màng AeroSHARK mới được
phát triển bằng công nghệ đặc biệt.
Ước tính công nghệ này sẽ
giúp Lufthansa cắt giảm hơn 1% tổng lượng khí phát thải, tương ứng gần 11.700 tấn
khí thải CO2 và tiết kiệm 3.700 tấn nhiên liệu máy bay hằng năm.
Theo Lufthansa, lượng
khí phát thải và nhiên liệu này tương ứng 48 chuyến bay chở hàng từ Frankfurt
(Đức) tới Thượng Hải (Trung Quốc).
Da cá mập có tác dụng
giảm lực cản bề mặt khi di chuyển với tốc độ cao. Do đó, trong nhiều năm qua,
giới khoa học luôn tìm cách đưa công nghệ này vào ứng dụng thực tế, từ ứng dụng
trong các lĩnh vực quân sự, hàng không, cho đến công nghệ chế tạo đồ bơi.
Theo giới chức BASF, công
nghệ da cá mập sẽ giúp Lufthansa đạt được các mục tiêu bền vững đề ra cũng như
xây dựng ngành hàng không thân thiện hơn với môi trường.
Năm 2020, Lufthansa phát
thải tổng cộng hơn 11 triệu tấn CO2, giảm so với 33 triệu tấn phát thải năm
2019 - thời điểm trước khi hoạt động đi lại giảm mạnh do đại dịch COVID-19.
Lufthansa đặt mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm 50% lượng phát thải so với mức năm
2019./.
(TTXVN/Vietnam+)
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.
Tình trạng này có thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi bước vào cao điểm du lịch mùa Thu và mùa Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Từ động lực của chuyển đổi số tới cam kết với cộng đồng quốc tế về chuyển đổi xanh…