Kế hoạch áp thuế nhiên liệu hàng không của Liên minh châu Âu (EU) đã vấp phải trở ngại khi 27 quốc gia thành viên khối này chưa thể đồng thuận về các mức giá đối với nhiên liệu xanh và các nhiên liệu hóa thạch.
Các nước EU đang đàm phán về việc cải tổ hệ thống thuế năng lượng, vốn chưa được điều chỉnh từ năm 2003, nhằm phù hợp với các mục tiêu khí hậu, trong số này có mức thuế đối với nhiên liệu hàng không.
Tuy nhiên, 2 năm sau khi lần đầu tiên đề xuất dự luật thuế nhiên liệu hàng không, các nước EU vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về chủ trương này.
Các quốc gia thành viên EU vẫn bất đồng về nhiều vấn đề, bao gồm việc áp thuế đối với một số nhiên liệu vốn chưa chịu mức thuế nào hoặc chỉ chịu mức thấp.
Một quan chức ngoại giao EU cho biết sự bất đồng giữa các quốc gia thành viên EU khó có thể được giải quyết trong thời gian Tây Ban Nha đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên EU từ nay đến cuối năm.
Trong khi đó, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho rằng việc cải tổ thuế năng lượng sẽ loại bỏ những chính sách miễn trừ đã lỗi thời.
Theo đề xuất của EU, mức thuế tối thiểu đối với nhiên liệu hàng không dành cho các chuyến bay trong châu Âu sẽ tăng dần trong vòng 10 năm, trong khi đó nhiên liệu hàng không bền vững sẽ được miễn thuế trong 10 năm nhằm khuyến khích sử dụng.
Tuy nhiên, một số quốc gia EU không đồng tình với biện pháp này, cho rằng việc áp thuế nhiên liệu hàng không có thể khiến người dân phải chịu mức giá nhiên liệu tăng cao trước khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào năm tới.
EU còn đề xuất mức thuế tối thiểu cao hơn đối với nhiên liệu gây ô nhiễm như xăng dầu và mức thấp nhất đối với điện và nhiên liệu bền vững.
Một số người ủng hộ các đề xuất của EU cho rằng các mức thuế mới sẽ khiến phương tiện giao thông phát thải ít carbon như tàu điện có chi phí cạnh tranh hơn so với các chuyến bay sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời mang lại nguồn thu cho ngân sách để chính phủ các nước đầu tư vào các phương tiện sử dụng nhiên liệu bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)
Australia ngày 10/8 công bố “Lộ trình nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)” hướng đến phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu hàng không thân thiện với môi trường sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.
Biến đổi khí hậu khiến hiện tượng nhiễu loạn không khí diễn ra thường xuyên hơn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hàng không.
Tổng Giám đốc IATA Walsh cho biết để đạt được các mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2050, các chính phủ, nhà sản xuất máy bay, đơn vị điều hành sân bay đều cần hợp tác cùng các hãng hàng không.
Đó là một trong những nội dung được Chính phủ mới ban hành tại Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.