SAF đóng vai trò kích hoạt tăng trưởng bền vững và giúp ngành hàng không thương mại đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bà Arianna Baldo, Giám đốc Chương trình của RSB phát biểu: “Chúng tôi rất phấn khởi được hợp tác với Boeing tại Đông Nam Á nhằm mục đích hỗ trợ ngành hàng không trong khu vực khử carbon, không chỉ dừng lại ở việc giảm phát thải mà còn cân nhắc, đánh giá những tác động bền vững về mặt môi trường và xã hội trên diện rộng”.
Hội thảo về vật liệu sinh học bền vững (RSB) là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu, tập hợp nhiều bên liên quan nhằm thúc đẩy phát triển một nền kinh tế tuần hoàn-sinh học bền vững.
RSB thiết lập những tiêu chuẩn, chứng nhận toàn cầu được thẩm định và có độ tin cậy cao nhất thế giới áp dụng cho nhiên liệu và vật liệu tuần hoàn có nguồn gốc sinh học, qua đó cung cấp những công cụ và giải pháp bền vững uy tín giúp giảm thiểu nguy cơ kinh doanh và góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
SAF có tiềm năng giảm phát thải carbon trong suốt vòng đời nhiên liệu đến 80% so với nhiên liệu máy bay phản lực có nguồn gốc từ dầu mỏ. Mặc dù hiện tại nguồn cung SAF toàn cầu mới chỉ chiếm 0,1% lượng nhiên liệu phản lực được tiêu thụ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể đóng một vai trò quan trọng trong công tác sản xuất SAF với tiềm năng cung cấp 40% lượng nguyên liệu thô toàn cầu.
Trong giai đoạn 1 của quá trình nghiên cứu, các bên tham gia sẽ xem xét đánh giá liệu công tác sản xuất SAF có thể được mở rộng một cách bền vững tại Đông Nam Á hay không, căn cứ trên trữ lượng sẵn có và tính bền vững của nguyên liệu thô trên toàn khu vực. Nghiên cứu này cũng sẽ đánh giá môi trường chính sách đối với nguyên liệu thô bền vững, cũng như tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế của các lộ trình sản xuất SAF chủ đạo. Các kết quả và khuyến nghị rút ra từ dự án nghiên cứu này sẽ được công bố trong quý I/2024.
Boeing hiện đang giữ vững cam kết sản xuất và bàn giao máy bay tương thích 100% với SAF vào năm 2030. Hãng cũng xúc tiến mở rộng quy mô sản xuất SAF trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Bà Jacqueline Lam, Giám đốc Bền vững của Boeing tại Đông Nam Á chia sẻ: “Mở rộng nguồn cung SAF là nhiệm vụ thiết yếu trong chiến lược khử carbon cho ngành hàng không, bởi lẽ SAF rất an toàn và có thể được sử dụng hằng ngày như một biện pháp thay thế tại chỗ cho nhiên liệu hóa thạch. Những kết quả thu hoạch được từ nghiên cứu này sẽ làm nền tảng đưa ra khuyến nghị dựa trên dữ liệu thực chứng để quảng bá, thúc đẩy ngành công nghiệp SAF tại Đông Nam Á”.
Boeing và RSB sẽ thành lập một tổ tư vấn gồm những bên liên quan chủ chốt, trong đó có các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, định chế tài chính và môi trường, qua đó cung cấp kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng. Trong quá trình triển khai, dự án nghiên cứu này cũng sẽ tham vấn các cá nhân và tổ chức khác về những lĩnh vực liên quan. Dự án được xây dựng trên nền tảng hợp tác lâu dài giữa Boeing và RSB nhằm khám phá cơ hội dành cho nguyên liệu thô SAF tại nhiều khu vực trên thế giới, gồm cả Ethiopia, Nam Phi và Brazil.
Là tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới, Boeing phát triển, sản xuất và bảo trì máy bay thương mại, các sản phẩm quốc phòng và hệ thống hàng không vũ trụ tại hơn 150 quốc gia.
Với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ, tập đoàn tận dụng nguồn nhân tài từ các nhà cung cấp toàn cầu để tăng cường cơ hội kinh tế, tính bền vững và tác động đến cộng đồng. Đội ngũ đa dạng của Boeing luôn cam kết thực hiện các phát kiến đổi mới tương lai, dẫn đầu về phát triển bền vững, và nuôi dưỡng một nền văn hoá doanh nghiệp dựa trên các giá trị cốt lõi của tập đoàn về an toàn, chất lượng và tính chính trực./.
(báo Nhân dân)
Hơn 40,3 triệu euro (45 triệu USD) đã được thu về trong năm 2023 từ thuế áp dụng đối với các chuyến bay ngắn nhằm khuyến khích các phương thức vận chuyển thay thế, giảm ô nhiễm môi trường.
Bộ trưởng Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan cho biết Indonesia đang mời các công ty dầu khí tư nhân sản xuất nhiên liệu máy bay trong nỗ lực giảm giá vé máy bay trong nước.
Ngày 13/5/2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 của ngành Giao thông vận tải thực hiện Quyết định 709/QĐ-TTg.
Một chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Pegasus, Thổ Nhĩ Kỳ, cất cánh từ sân bay Vnukovo (Nga) vào 19h57 (giờ Moskva) và phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Chopin ở Warsaw vào 21h57.