Báo cáo đưa ra thêm các mục tiêu bền vững của Boeing và các chỉ số then chốt để xác định những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các ưu tiên cốt lõi của tập đoàn, trong đó có sự an toàn và phúc lợi của nhân viên, an toàn hàng không toàn cầu, hoạt động bền vững, công nghệ sạch và đổi mới.
Theo báo cáo, Boeing tiếp tục ủng hộ cam kết của ngành hàng không thương mại đạt mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2050.
Báo cáo nêu rõ năm 2021, Boeing đã duy trì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 từ hoạt động chế tạo cũng như các cơ sở của tập đoàn thông qua việc mở rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đồng thời thực hiện các biện pháp đền bù việc phát thải carbon.Bên cạnh đó, Boeing cũng tích cực sử dụng kỹ thuật tự động và robot, nâng cao tính an toàn tại nơi làm việc, giúp nhân viên hạn chế tiếp xúc với những mối nguy hiểm và giảm 27% số vụ thương tích nặng vào năm ngoái.
Trước đó, Boeing từng thực hiện thành công các chuyến bay thử nghiệm bằng 100% nhiên liệu bền vững thay cho xăng máy bay, trước những thách thức khẩn cấp do biến đổi khí hậu.
Tập đoàn chế tạo máy bay này đã phối hợp với các hãng hàng không, nhà sản xuất động cơ và các bên khác để tiến hành các chuyến bay thử nghiệm từ năm 2008 và được cấp phép cho nhiên liệu bền vững vào năm 2011.
Theo số liệu của Tổ chức Hoạt động vận tải hàng không, Bộ Năng lượng Mỹ và một số nghiên cứu khoa học, nhiên liệu máy bay bền vững giảm lượng khí thải CO2 tới 80%, trong tương lai có thể đạt 100%.
Nhiên liệu máy bay bền vững được pha trộn trực tiếp với nhiên liệu thường với tỷ lệ 50/50, mức tối đa được phép theo các chỉ dẫn kỹ thuật hiện nay.
Nhằm thực hiện cam kết giảm 50% lượng khí thải CO2 vào năm 2050 so với mức của năm 2005, các hãng hàng không cần sử dụng 100% nhiên liệu bền vững trước nămtrước năm 2050.
Các chuyên gia ước tính, mỗi năm ngành hàng không thải ra khoảng 1 tỷ tấn CO2 vào bầu khí quyển. Con số này nhiều hơn lượng phát thải CO2 của 135 quốc gia trên thế giới cộng lại./.
(TTXVN/Vietnam+)
Australia ngày 10/8 công bố “Lộ trình nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)” hướng đến phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu hàng không thân thiện với môi trường sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.
Hai năm sau khi lần đầu tiên đề xuất dự luật thuế nhiên liệu hàng không, các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về chủ trương này.
Biến đổi khí hậu khiến hiện tượng nhiễu loạn không khí diễn ra thường xuyên hơn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hàng không.
Đó là một trong những nội dung được Chính phủ mới ban hành tại Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.