Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) của Australia ngày 10/8 công bố “Lộ trình nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)” nhằm hướng đến phát triển một ngành công nghiệp nhiên liệu hàng không thân thiện với môi trường sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở Australia.
Đây là kết quả hợp tác giữa CSIRO và Boeing Australia, cùng với sự tham vấn từ hơn 40 tổ chức của Australia và quốc tế liên quan lĩnh vực SAF. Ông Max Temminghoff, Giám đốc cấp cao của CSIRO, tác giả chính của lộ trình, cho biết Australia đang ở một vị trí thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp SAF ở trong nước.
Theo ông, khí hậu, kinh nghiệm canh tác và chuỗi cung ứng hiện tại mang đến cho Australia cơ hội lớn trong phát triển nhiều loại nguyên liệu hữu cơ đầu vào.
Các nguyên liệu này là nguyên liệu sinh học, bao gồm mía, mùn cưa thải ra từ các nhà máy, chất thải đô thị, các loại hạt có tinh dầu và dầu ăn đã qua sử dụng.
Các tác giả của lộ trình cũng nhấn mạnh rằng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và lĩnh vực sản xuất hydro xanh mới nổi của Australia sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong các quy trình tinh chế nhiên liệu sinh học. Khi nền kinh tế hydro phát triển và hydro xanh trở nên dồi dào, hydro cũng sẽ trở thành nguyên liệu chính để sản xuất ra SAF (bằng cách kết hợp hydro với CO2). Tuy nhiên, ngành công nghiệp mới này cần vượt qua các rào cản về kinh tế, công nghệ và các quy định hiện có ở Australia.
Theo ước tính của lộ trình, Australia sẽ có đủ nguyên liệu để sản xuất gần 5 tỷ lít SAF vào năm 2025 (đáp ứng gần 60% nhu cầu nhiên liệu của máy bay) và con số này lên đến 14 tỷ lít vào năm 2050.
Với diện tích rộng lớn và dân số phân tán, Australia là quốc gia phụ thuộc lớn vào hàng không nội địa. Lượng khí thải từ ngành này ở Australia đã tăng hơn gấp 3 lần từ năm 1990 đến năm 2019, trong khi nhu cầu nhiên liệu máy bay dự kiến sẽ tăng 75% trong khoảng từ năm 2023 đến năm 2050.
Đây là ngành góp phần vào 2,5% tổng lượng khí thải carbon trên toàn cầu và việc chuyển đổi sang sử dụng SAF được coi là chìa khóa đạt được mục tiêu phát thải của các quốc gia trên thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Chương trình diễn ra trong hai ngày 23, 24/9/2024 do Huyện đoàn Côn Đảo, Vietnam Airlines và Lagom Việt Nam phối hợp thực hiện với hoạt động thu gom rác thải, làm sạch bãi biển.
Japan Airlines (JAL) vừa trở thành nhà khai thác máy bay A350 đầu tiên trên thế giới ký hợp đồng với Airbus đặt mua thiết bị huấn luyện quy trình bay bằng công nghệ thực tế ảo cho máy bay A350 (A350 VPT) dựa trên máy tính.
Vietnam Airlines vừa cho biết, chuyến bay mang số hiệu VN11 có hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Paris tối 16/9/2024 là chuyến bay Vietnam Airlines tham gia "Thử thách hàng không năm 2024" của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, đồng thời hưởng ứng "Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ozone" của Liên Hợp Quốc.
Ngày 03/10/2024, đoàn công tác tiến hành bàn giao cho Công ty Dịch vụ khai thác cảng hàng không sân bay Lào - Nhật (L-JATS) các phương tiện, trang thiết bị phục vụ mặt đất hỗ trợ phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 44, 45 chính thức diễn ra từ ngày 08/10 đến 10/10/2024.