Theo đó, công tác giải phóng mặt bằng có phần bị kéo dài do vướng mắc về quy trình, thủ tục bàn giao đất quốc phòng, nhưng đã được khắc phục và hoàn thành.Phần mặt bằng của dự án có tổng diện tích 16.05ha đã được giải ngân và bàn giao đầy đủ.
Dự án Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có 2 gói thầu xây lắp đang triển khai. Gói thầu số 11- thi công phá dỡ, nền đất, móng cọc, sàn đáy tầng hầm công trình và gói thầu số 12 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3. Công tác thi công phần móng của gói thầu số 11 đã hoàn thành toàn bộ mặt bằng để thi công gói thầu số 12. Gói thầu số 12 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3” thuộc dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” dự kiến sẽ được thi công trong 20 tháng (600 ngày), hoàn thành đưa vào chạy thử vào đầu quý II/2025.
Đến thời điểm này, công tác thi công phần thân công trình đang được ACV kiểm soát tiến độ theo kế hoạch, phấn đấu đến hết tháng 12/2023 sẽ thi công lắp đặt tầng 2 của công trình.
Dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất” gồm 3 hạng mục chính: Nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga với tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện Dự án được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (30%).
Hạng mục nhà ga hành khách có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2. Nhà ga có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check in, 27 cửa ra tàu bay (trong đó 13 cửa bằng ống lồng và 14 cửa bằng xe bus), có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách. Đặc biệt, Nhà ga T3 được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.
Hạng mục nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không là tổ hợp gồm 02 tầng hầm, 02 tầng hầm chung, 02 khối phức hợp thương mại văn phòng 04 tầng nổi và khối nhà để xe máy 03 tầng nổi được kết nối với nhau bằng hành lang cầu, tổng diện tích sàn xây dựng (bao gồm 02 tầng hầm) là 130.000 m2. Hệ thống đường tầng trên cao ở 02 cao trình nhà ga gồm: tầng 2 có quy mô từ 2-3 làn xe, chiều rộng mỗi làn 3,5m; tầng 3 có quy mô từ 2-5 làn xe, chiều rộng mỗi làn 3,5m.
Nhà ga hành khách T3 sau khi hoàn thành sẽ là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tầu bay Code C và Code E, giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất./.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.