Ngày Khí tượng thế giới: thời tiết,khí hậu và nước- Tương lai qua các thế hệ

Thứ Sáu, 17/03/2023 - 08:00 GMT+7

Hội nghị Khí tượng Quốc tế năm 1873 tại Viên đã đánh dấu một bước ngoặt có tính chất lịch sử về hợp tác quốc tế của ngành Khí tượng thế giới và chính tại Hội nghị này, điều lệ của WMO đã được thông qua.

Tháng 10 năm 1947, Hội nghị Khí tượng thế giới lần thứ 12 đã họp tại Washington quyết định đổi tên Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và đến ngày 23 tháng 3 năm 1950, Quy chế chính thức của WMO mới có hiệu lực. Cũng từ đó, WMO lấy ngày 23 tháng 3 hàng năm làm Ngày Khí tượng thế giới.

Chủ đề năm nay là: “The Future of Weather, Climate and Water across Generations”, tạm dịch: “Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ”. nhằm phản ánh các vấn đề về biến đổi khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và tài nguyên nước đang diễn ra phổ biến và dữ dội trên thế giới, nhiều người phải đối mặt với các mối nguy hiểm gia tăng hơn bao giờ hết do sự gia tăng dân số, đô thị hóa và suy thoái môi trường.

Trong Ngày Khí tượng thế giới 2023, nhiều sự kiện khác nhau sẽ được tổ chức như: hội nghị chuyên đề, hội nghị giữa các nhà lãnh đạo cộng đồng và triển lãm dành cho các chuyên gia khí tượng. Bên cạnh đó, nhiều giải thưởng được công bố cho các nghiên cứu về khí tượng bao gồm: giải thưởng của Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO); giải thưởng GS.TS Vilho Vaisala; giải thưởng quốc tế Norbert Gerbier-Mumm.

(Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ).

 Đặc biệt, thông qua sự kiện, mọi người có thêm nhiều thông tin về thời tiết. Theo đó, Ngày Khí tượng thế giới gợi ý người dân nên dõi theo kênh thời tiết địa phương: Mỗi người nên biết thời tiết hàng ngày sẽ như thế nào tại nơi mình sinh sống, những nhà khí tượng học ở địa phương góp phần quan trọng trong truyền tải thông tin hữu ích trên. Năm nay, Ngày Khí tượng Thế giới sẽ được tổ chức với nhiều sự kiện khác nhau như hội nghị chuyên đề, hội nghị giữa các nhà lãnh đạo cộng đồng và triển lãm dành cho các chuyên gia khí tượng.

Nhìn lại năm 2022, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm các vấn đề của xã hội và làm giảm các biện pháp ứng phó với các vấn đề trên. Đại dịch cũng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của cách tiếp cận xuyên biên giới để đạt được các mục tiêu toàn cầu về biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.

Năm 2023, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu ngày càng tăng cao: Biến đổi khí hậu, nhiệt độ khí quyển và đại dương tiếp tục gia tăng, các mũ băng và sông băng trên khắp thế giới không ngừng thu hẹp, mực nước biển vẫn tiếp tục dâng, nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng về tần suất và/hoặc cường độ.

Việt Nam là một trong 05 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Công tác khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Biến đổi khí hậu làm cho chúng ta ngày càng không chắc chắn về tương lai của mình nhưng chúng ta có thể thấy thời tiết có thể tuyệt vời như thế nào với những cảnh báo sớm về thời tiết, khí hậu và nước có thể cứu sống rất nhiều người và tài sản.

Đã đến lúc chúng ta không chỉ đòi hỏi đổi mới căn bản về nhận thức, tư duy mà còn phải kịp thời chuyển biến thành hành động để chung tay bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và nhân loại. Đảm bảo mục tiêu đề ra trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp quốc về phát triển bền vững 2030, Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu, phát triển ít phát thải hướng tới phát thải ròng bằng không, như mục tiêu của Hội nghị COP26…/.

(vatm.vn)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Vui lòng điền Họ và tên Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Liên kết website