Đoàn kiểm tra do Phó Cục trưởng Cục HKVN Phạm Văn Hảo dẫn đầu. Tại buổi kiểm tra, đại diện Cảng vụ Hàng không miền Nam, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất báo cáo đoàn công tác khối lượng những công việc đã chuẩn bị nhằm phục vụ cao điểm tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Phó Cục trưởng cùng Đoàn kiểm tra đã thị sát thực tế công tác phục vụ hành khách tại các khu vực phòng chờ, nơi làm thủ tục check-in, kiểm tra an ninh và các cửa ra máy bay tạithời điểm trùng với các chuyến bay quốc tế đáp xuống. Hành khách nhanh chóng được bố trí ống lồng di chuyển vào nhà ga đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh thuận lợi; lực lượng an ninh, nhân viên sân bay, nhân viên các hãng hàng không nhanh chóng khẩn trương làm việc để giải tỏa lượng hành khách rất đông tại Nhà ga.
Đại diện cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho biết, cao điểm Tết năm nay, sân bay phục vụ khoảng 4,3 triệu hành khách với 135 đến 143 ngàn hành khách/ngày, tăng 14% so với 2023, và tăng 13,84% so với trước dịch. Trong đó có khoảng 1,4 triệu hành khách quốc tế, tăng 38% so với năm 2023 và khoảng 96.000 khách quốc nội/ngày, tăng 5-6% so với 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã họp với tất cả đơn vị phục vụ mặt đất, các hãng hàng không để thống nhất chương trình thực hiện cao điểm Tết. Cảng đã công bố lịch khai thác trước 21h hàng ngày, bố trí nguồn lực lao động phù hợp, chuẩn bị vật tư dự phòng nhằm thay thế các máy soi tại các đảo ngay khi có sự cố.
Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam nhận định, tình hình khai thác tăng cao nên đã phối hợp với Sở GTVT Tp.Hồ Chí Minh thống nhất về thời gian phục vụ cao điểm Tết, cập nhật sản lượng khai thác cao điểm và thấp điểm để phân bổ các tuyến xe buýt để giải tỏa khách càng nhanh càng tốt.
Sau buổi kiểm tra thực tế, Phó Cục trưởng Phạm Văn Hảo đã họp cùng các đơn vị vận hành, các hãng hàng không. Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng ghi nhận nỗ lực của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, các hãng hàng không và các đơn vị hoạt động tại Cảng đã phối hợp nhằm phục vụ tốt cho cao điểm tết Nguyên đán 2024.
Các đơn vị đã nhận thức rất tốt, quán triệt kịp thời với các bên liên quan; thông tin truyền thông kịp thời về số lượng slot, số lượng ghế các chuyến bay tăng lên bao nhiêu đã rõ ràng nhằm công khai minh bạch.
Phó Cục trưởng yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Nam luôn bám sát tình trạng ùn ứ giờ cao điểm tàu bay hạ cánh để đề xuất phương án giải tỏa phù hợp; Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tổ chức thường xuyên đội phản ứng nhanh, kiểm tra xử lý theo diện liên ngành để sẵn sàng ứng phó với các tình huống, nguy cơ bất ngờ và duy trì các đường dây nóng của Cảng với các đơn vị cơ sở để phối hợp, xử lý các sự vụ, tình huống xảy ra (nếu có).
Các hãng
hàng không chủ động rà soát kế hoạch, biện pháp kiểm soát, giảm đến mức thấp nhất
việc thay đổi kế hoạch bay và tình trạng chậm, huỷ chuyến bay.
Trường hợp có thay đổi về
giờ bay, các hãng hàng không có kế hoạch
và thông báo sớm cho khách khi chuyến bay thay đổi về thời gian để tránh gây bức
xức cho khách khi đến sân bay. Thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển trong
trường hợp chậm, hủychuyến; tiếp nhận, xử lý phản ánh của hành khách, người dân
về hoạt động vận chuyển của hãng một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tăng cường và chủ động
cung cấp thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn hành khách về thủ tục khi đi máy
bay (làm thủ tục hàng không; soi chiếu ANHK) để phổ biến cũng như nâng cao nhận
thức của hành khách khi tham gia vận chuyển hàng không. Tuyên truyền, khuyến
khích hành khách sử dụng các dịch vụ kiosk check-in, web/mobile check-in để giảm
áp lực cho nhà ga.
Bố trí nhân sự để hướng dẫn,
hỗ trợ hành khách làm thủ tục hàng không
trong các giờ cao điểm để nhanh chóng giải tỏa hành khách, hạn chế để xảy
ra ùn tắc khu vực làm thủ tục hàng không.
Các đơn vị cung cấp dịch
vụ hàng không tại CHKQT Tân Sơn Nhất chủ động phối hợp, cung cấp đầyđủ nguồn lực,
phương tiện, trang thiết bị để kết nối với hệ thống triển khai áp dụng A-CDM
giai đoạn 1 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam -CTCP, đồng thời cung cấp
dữ liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác để bảo đảm quátrình triển khai áp dụng
A-CDM giai đoạn 1 được thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Triển khai đầy đủ công
tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham
gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân
bay theo kế hoạch đề ra; kiểm soát và kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống phát sinh, đảm bảo dây chuyền và
quy trình phục vụ hành khách, hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên tục tại cảng hàng
không.
Quán triệt nhân viên điều
khiển vận hành phương tiện, thiết bị tại khu bay thực hiện đúng quy trình, hạn
chế tối đa các sự vụ phương tiện va chạm trên khu bay làm ảnh hưởng đến dây
chuyền cung cấp dịch vụ.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.