Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chuẩn bị thông qua các lênh trừng phạt của EU đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ trị giá khoảng 4 tỷ USD.
Nếu được thực thi, phán quyết mới nhất này của WTO sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm qua giữa hai hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing.
Động thái này cũng báo hiệu nguy cơ gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
WTO, EU và Airbus đều từ chối bình luận về thông tin này, trong khi Boeing cũng không có phản ứng ngay lập tức.
Một nguồn tin thân cận với vấn đề trên yêu cầu giấu tên cho biết quyết định của trọng tài WTO sẽ được công bố vào ngày 13/10 tới và số tiền cho phép EU trừng phạt Mỹ có thể sẽ "ít hơn một chút" so với những gì được báo chí đưa tin.
Động thái trên của WTO lặp lại quyết định hồi năm ngoái khi tổ chức này cho phép Mỹ trừng phạt 7,5 tỷ USD đối với các sản phẩm của EU do cáo buộc EU trợ cấp cho Airbus.
Đây là số tiền lớn nhất được WTO cho phép trừng phạt từ trước đến nay bởi khoản viện trợ của EU dành cho Airbus bị coi là không phù hợp theo các quy định thương mại quốc tế.
Quyết định mới nhất của WTO, nếu được công bố vào giữa tháng 10, sẽ diễn ra chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, với quan hệ thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng.
Khi WTO "bật đèn xanh" cho Washington đánh thuế hàng hóa của EU vào năm ngoái, Mỹ đã áp đặt mức thuế 15% đối với máy bay nhập khẩu từ EU và 25% thuế đối với các sản phẩm như rượu vang, phomát, càphê và ôliu./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.