Ngày 09 tháng 8 năm 2020, các chủ nợ của hãng hàng không Asiana Airlines Co. (Hàn Quốc) đang đưa ra một loạt các biện pháp để đối phó về khả năng đổ vỡ của thỏa thuận bán hãng hàng không lớn thứ hai “xứ sở Kim chi” giữa lúc công ty phát triển bất động sản Hyundai Development Co. (HDC) có xu hướng rút khỏi thỏa thuận mua lại hãng hàng không này với giá 2.500 tỷ won (2,1 tỷ USD).
Lý do công ty này cho rằng họ sẽ bị buộc phải gánh các khoản nợ lớn của Asiana Airlines nếu mua lại mà không xem xét kỹ các điều kiện tài chính hiện nay vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Các chủ nợ Asiana Airlines cho rằng, ngày 11 tháng 8 năm 2020 là hạn chót để HDC quyết định có tiến tới mua lại hãng hàng không lớn thứ hai của Hàn Quốc hay không khi tất cả các yêu cầu đối với thương vụ đều được đáp ứng.
KDB và các chủ nợ khác cũng đang nghiên cứu nhiều lựa chọn khác, kể cả việc để các chủ nợ quản lý, nếu thỏa thuận bán lại Asiana Airlines đổ vỡ.
Asianan Airlines đã ngừng phần lớn các đường bay quốc tế từ tháng 3 năm 2020 do hơn 180 nước và vùng lãnh thổ đóng cửa biên giới hoặc hạn chế người nhập cảnh do đại dịch Covid-19.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Asiana Airlines lỗ ròng 432,9 tỷ won so với mức 267,4 tỷ won so với cùng kỳ năm trước./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.