Bộ trưởng Tài chính Pháp
Bruno Le Maire cho biết Chính phủ Pháp đã đạt được thỏa thuận với Ủy ban châu
Âu (EC) về gói tái cấp vốn được nhà nước hậu thuẫn để củng cố tình hình tài
chính của hãng hàng không Air France-KLM.
Ông Le Maire từ chối bình
luận chi tiết về số tiền trên. Ông xác nhận rằng hội đồng quản trị của Air
France-KLM sẽ nhóm họp vào ngày 5/4 để thảo luận và thông qua gói tái cấp
vốn này, giữa bối cảnh các đợt phong tỏa do đại dịch Covid-19 liên tiếp
gây thiệt hại cho họ.
Các nguồn tin cho hay Air
France-KLM, từng nhận được 10,4 tỷ euro (12,2 tỷ USD) từ các khoản vay do chính
phủ đảm bảo hồi năm ngoái, hiện đang thảo luận về một kế hoạch tái cấp vốn gồm
nhiều giai đoạn để giảm bớt gánh nặng nợ nần.
Điều này có thể sẽ liên
quan đến việc chuyển đổi khoản vay 3 tỷ euro của Chính phủ Pháp thành các công
cụ tài chính hỗn hợp.
Tuy nhiên, kế hoạch trên
đã bị đình trệ do điều kiện mà EU đưa ra cho Air France là loại bỏ một số vị
trí cất cánh và hạ cánh ở sân bay Paris-Orly bị phản đối gay gắt.
Pháp và Hà Lan mỗi nước sở
hữu gần 14% cổ phần của Air France-KLM.
Phía Hà Lan đã tổ chức
các cuộc đàm phán riêng với EU về việc chuyển khoản vay 1 tỷ euro cho KLM thành
gói nợ hỗn hợp để đổi lấy các điều khoản nhượng bộ tại sân bay
Amsterdam-Schiphol./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.