Kế hoạch trên nhằm giúp ngành hàng không phục hồi từ cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, sẽ bao gồm nhiều biện pháp khác nhau như bảo lãnh cho vay cũng như hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Trước đó, ngày 7 tháng 6, Bộ trưởng Giao thông Pháp Jean- Baptiste Djebbari cho biết, nước này đang tìm cách tạo ra quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ euro như một phần trong gói giải cứu ngành hàng không.
Kế hoạch nói trên cũng nhằm bảo vệ các công ty hàng không Pháp trước sự thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện các công ty Trung Quốc đang quan tâm và đưa ra đề nghị vào thời điểm mà các công ty Pháp đang gặp khó khăn.
Các quan chức Bộ tài chính Pháp cho hay, chính phủ nước này sẽ huy động 40 tỷ euro (45 tỷ USD) để hỗ trợ các lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Số tiền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ các lĩnh vực du lịch, ô tô, hàng không và công nghệ./.
(Nguồn: TTXVN/Vienam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.