Các hãng hàng không Mỹ vẫn duy trì lịch trình bay như trước khi có dịch Covid-19 với tần suất tối thiểu và phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn
Các hãng hàng không Mỹ đang khốn đốn vì đại dịch Covid-19 chưa kịp vui mừng trước thông tin được Chính phủ hỗ trợ tài chính thì nay lại đối mặt với điều kiện để được tiếp cận gói trợ cấp. Cụ thể, để nhận được tiền, các hãng phải tiếp tục hoạt động với mức độ dịch vụ tối thiểu theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý hàng không Hoa Kỳ.
Phải tiếp tục duy trì các chuyến bay tối thiểu
Hiện tại, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, các hãng hàng không Mỹ đã phải cắt giảm lượng lớn chuyến bay và số máy bay đắp chiếu dự kiến vẫn còn tiếp tục tăng trong tương lai. Điển hình, Southwest Airlines đang vận hành chỉ 2.000 chuyến bay/ngày tại Mỹ, ít hơn bình thường 40%.
Trước tình hình đó, chính quyền Hoa Kỳ đã thông qua gói cứu trợ, bao gồm 1 gói trị giá 25 tỉ USD để các hãng không cắt giảm nhân lực hoặc hạ mức thanh toán cho đến ngày 30/9 và một gói 29 tỉ USD khác cho các hãng hàng không chở khách và chở hàng vay.
Tuy nhiên, để nhận được khoản cứu trợ đó, các hãng hàng không ngoài việc có thể phải đổi lại cho chính phủ một số phần trăm cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán… còn phải đáp ứng điều kiện duy trì hoạt động bay tới những địa điểm nội địa Mỹ mà họ đã và đang phục vụ từ trước ngày 01/3 trừ khi có lệnh miễn trừ. Yêu cầu trên sẽ có hiệu lực cho đến ngày 30/9 và có thể mở rộng.
Tần suất các chuyến bay bắt buộc được quyết định dựa trên lịch trình của các hãng hàng không trước khi xảy ra khủng hoảng Covid-19. Chẳng hạn, nếu một hãng bay phục vụ một địa điểm với tần suất 01 chuyến/ngày và ít nhất 5 lần/tuần sẽ tiếp tục duy trì lịch trình đó. Trong khi đó, các tuyến với tần suất thấp hơn bắt buộc phải vận hành theo lịch tối thiểu 01 lần/tuần.
Cũng theo yêu cầu trong gói cứu trợ, các hãng bay sẽ có thể gom dịch vụ từ đa trung tâm sang một trung tâm miễn sao họ phải đưa ra tần suất tối thiểu. Ngoài ra, các hãng hàng không phục vụ ở nhiều sân bay tại khu vực đô thị có thể gom các chuyến bay về một phi trường để đáp ứng các yêu cầu từ chính phủ.
Trong một thông báo về gói trợ cấp, Bộ Giao thông Mỹ cho biết: “Bộ thừa nhận nhu cầu vận tải hàng không đã giảm đáng kể vì khủng hoảng y tế cộng đồng Covid-19. Việc yêu cầu các hãng hàng không phải vận hành theo lịch trình và hệ thống toàn diện như trước khi xảy ra dịch là trái với mục tiêu được đặt ra trong đạo luật Cứu trợ và an ninh kinh tế vì ảnh hưởng của dịch
Sau vài ngày được phép xem xét và bổ sung ý kiến cho Bộ Giao thông Mỹ, ít nhất 03 hãng hàng không lớn của Mỹ là American, United và Delta cùng JetBlue đã ra quyết định nộp đơn tham gia gói cứu trợ.
Việc tiếp theo là các hãng sẽ phải làm việc cùng với Chính phủ để phác thảo chi tiết những điều khoản trong thoả thuận. Sau mỗi tháng, các hãng này tiếp tục phải nộp đơn xin tái tham gia và chờ sự đồng ý của Bộ Giao thông Hoa Kỳ.
Ông Bob Mann, cựu giám đốc điều hành của một hàng không, người hiện nay đã chuyển sang làm tư vấn hàng không cho Tập đoàn RW Mann & Co nhận định: “Điều khoản trên rất công bằng, cho phép các hãng bay có thể điều chỉnh linh hoạt. Hơn nữa, điều khoản này còn cân bằng được nhu cầu tiếp tục được bay các chuyến nội địa của người dân và khả năng tài chính của các hãng hàng không”.
Tại sao vẫn phải duy trì các chuyến bay nội địa?
Câu hỏi đặt ra, tại sao giới chức luôn kêu gọi người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, hạn chế đi lại nhưng vẫn mở cửa sân bay, tiếp tục các chuyến bay trong nước.
Theo ước tính của trang web theo dõi chuyến bay FlightAware, hơn 550 chuyến bay cất cánh từ sân bay LaGuardia, John F.Kennedy và Newark vào 02 ngày cuối tuần qua.
Lý giải vấn đề này, nhiều quan chức trong ngành hàng không và thậm chí chuyên gia y tế cho rằng, vận tải hàng không là dịch vụ cần thiết vì con người và hàng hoá vẫn cần tiếp tục được di chuyển trong khủng hoảng.
Chuyên gia về các bệnh lây nhiễm, ông Greg Poland, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vaccine Mayo cho biết, vẫn có nhiều người rất cần di chuyển kể cả trong đại dịch chẳng hạn như một người hàng xóm của ông phải bay tới
Việc cần thiết, đó là các hãng hàng không phải tăng cường bảo vệ đối với hạ tầng cũng như nhân sự tiếp tục được sử dụng trong chuyến bay như tăng cường diệt khuẩn, giảm bớt dịch vụ trên máy bay, giãn cách chỗ ngồi của hành khách trên máy bay.
(Nguồn:baogiaothong.vn)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030.