Tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không trong nước đang gặp nhiều khó khăn vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, với tổng số tiền lên tới 700 tỷ yen (khoảng 615 triệu USD) trong tài khóa 2022.
Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, mục đích của các khoản hỗ trợ này là nhằm giúp các hãng hàng không trong nước duy trì mạng lưới hàng không hiện nay.
Trong tổng số tiền 700 tỷ yen, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ chi 51 tỷ yen để giảm lệ phí sử dụng sân bay, trong đó có phí bãi đỗ cho các chuyến bay nội địa. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ giảm thuế nhiên liệu máy bay cho các hãng hàng không.
Nếu kế hoạch trên được thực hiện, đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không trong nước vượt qua các khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Trong tài khóa 2021 (kết thúc vào cuối tháng 3/2022), Chính phủ Nhật Bản đã chi 120 tỷ yen để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.
Trong tài khóa 2021, hai hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, gồm ANA Holdings và Japan Airlines, có thể đều sẽ lỗ ròng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp các doanh nghiệp bị thua lỗ. Hôm 29/10, ANA Holdings đã điều chỉnh dự báo về kết quả kinh doanh trong tài khóa 2021, theo đó hãng dự kiến sẽ lỗ ròng khoảng 100 tỷ yen (880 triệu USD) thay vì lãi ròng 3,5 tỷ yen như dự báo ban đầu, chủ yếu do nhu cầu đi lại bằng đường hàng không phục hồi chậm hơn so với dự báo vì tác động của dịch COVID-19.
Trước đó, ANA Holdings đã lỗ ròng 404,62 tỷ yen trong tài khóa 2020./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.