Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong nước phát triển thế hệ máy bay mới sử dụng nguyên liệu hydro nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực này.
Máy bay sử dụng nhiên liệu hydro hóa lỏng sẽ không thải ra khí CO2, tuy nhiên, nhiệt độ bảo quản cần đảm bảo dưới âm 250 độ C, do đó, bình chứa nhiên liệu phải đảm bảo độ bền và sức chứa lớn. Bên cạnh đó, việc phát triển động cơ sử dụng nhiên liệu hydro cũng sẽ tốn khoản kinh phí lớn, do đó, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ “Quỹ phát triển” với quy mô lên đến 2.000 tỷ yen (19 tỷ USD) sẽ được thành lập trong năm 2020 để thực hiện mục tiêu đưa lượng khí thải CO2 về mức bằng không trước năm 2050 mà Thủ tướng Suga Yoshihide đã đặt ra.
Hiện tại Nhật Bản không có các hãng sản xuất máy bay giống như Airbus của châu Âu hay Boeing của Mỹ. Tuy nhiên, các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản như Mitsubishi, IHI, Kawasaki cũng đang sản xuất các bộ phận quan trọng như động cơ máy bay. Do đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho các công ty này trong quá trình phát triển các linh kiện dùng trong máy bay sử dụng nguyên liệu là hydro.
Trong nỗ lực thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cũng đưa vào dự toán ngân sách năm 2021 khoản kinh phí hỗ trợ phát triển động cơ, pin tích điện của máy máy bay sử dụng năng lượng điện.
Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng các khoản kinh phí hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, trong bối cảnh các công ty hàng không liên tục cắt giảm các đơn đặt hàng sản xuất máy bay mới do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch viêm đường hô hấp cấp. (Covid-19)/.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.