Sau khi rơi vào tình trạng gần như đình trệ hoàn toàn vì các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, ngành hàng không châu Âu đang dần nối lại hoạt động.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)cho rằng, sự phục hồi của ngành hàng không không chỉ phụ thuộc vào tốc độ dỡ bỏ những hạn chế mà còn phụ thuộc vào mức độ lo ngại về sức khỏe khiến người dân e ngại việc đi lại.
IATA nhận định sự phục hồi sẽ bắt đầu với hoạt động hàng không nội địa, sau đó là trên phạm vi lục địa, các chuyến bay liên lục địa vào cuối năm.
Theo IATA, chỉ đến năm 2023, lĩnh vực này mới trở lại mức trước đại dịch.
Hầu hết những hạn chế đi lại ở châu Âu đã được dỡ bỏ và bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, công dân từ 15 quốc gia được phép vào châu Âu, Mỹ, Nga và Brazil.
Theo Eurocontrol, cơ quan quản lý không lưu của châu Âu, tại châu lục này, trong tuần 15 đến 21 tháng 6 vừa qua, trung bình 7.706 chuyến bay đã được thực hiện mỗi ngày, giảm 78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các hãng hàng không điều hành phần lớn số chuyến bay nói trên là Turkish Airlines, Lufthansa, Wizz Air, Wideroe và Air France.
Các sân bay bận rộn nhất là Paris-Charles de Gaulle, Frankfurt, Amsterdam-Schiphol, London-Heathrow và Istanbul.
Theo số liệu của ForwardKeys, tổ chức chuyên phân tích các xu hướng đi lại bằng đường hàng không, Lisbon là điểm đến hàng đầu khi hành khách đặt vé trong nửa đầu tháng Sáu, vượt qua Paris, Amsterdam, Athens, Rome, Madrid, Franfurt, Viennan, Barcelona và London.
Tháng trước, Phó Chủ tịch phụ trách châu Âu của IATA, ông Rafael Schvartzman cho rằng các biện pháp hỗ trợ của các chính phủ cho ngành hàng không đã cứu được hàng nghìn việc làm.Tuy nhiên, ông nhận định điều tồi tệ nhất vẫn chưa tới, khi lợi nhuận của các hãng hàng không phụ thuộc vào kỳ nghỉ mùa hè, nhưng mùa hè năm nay không thuận lợi.
IATA nhận định các hãng hàng không châu Âu sẽ lỗ 21,5 tỷ USD trong năm nay, trong khi đạt lợi nhuận 6,5 tỷ USD trong năm ngoái. Cơ quan này cho rằng 6-7 triệu lao động liên quan đến ngành hàng không đang bị đe dọa.
Các hãng hàng không và các doanh nghiệp khác trong ngành này bắt đầu cắt giảm việc làm. Chỉ trong những ngày gần đây, Airbus đã thông báo cắt giảm 15.000 việc làm, tương ứng 11% lực lượng lao động./.
(Nguồn: TTXVN/ Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.