Ngày 22/3, Chính phủ New Zealand đã gia hạn biện pháp hỗ trợ lĩnh vực hàng không đến hết tháng 10 tới, qua đó giúp nước này kết nối với các đối tác thương mại và duy trì các dịch vụ hành khách quốc tế.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Michael Wood cho biết ngay khi đại dịch bùng phát, chính phủ đã hành động nhanh chóng nhằm duy trì hoạt động vận tải hàng hóa qua đó thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Bộ trưởng Wood cho hay năng lực vận chuyển hàng không của nước này đang bằng khoảng 90% của mức trước thời đại dịch COVID-19 nhờ chương trình Năng lực vận tải hàng không quốc tế (IAFC), cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời hạn và các mặt hàng quan trọng như thuốc có thể được chuyển đến New Zealand.
Kể từ tháng 5/2020, nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, hơn 6.000 chuyến bay đã được thực hiện, vận chuyển hơn 120.000 tấn hàng trị giá 8 tỷ NZD (5,7 tỷ USD).
Bên cạnh đó, hơn 60.000 người đã trở lại New Zealand thông qua các chuyến bay trong chương trình trên.
Hồi tháng 3/2020, Chính phủ New Zealand đã dành 600 triệu NZD cho một gói cứu trợ hàng không như một phần của gói hỗ trợ Covid-19 trị giá 12,1 tỷ NZD./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.